Dự án xây dựng nhà mía đường tại tỉnh Hậu Giang - pdf 25

Link tải miễn phí cho ae
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đất nước ta với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông với trồng trọt và chăn
nuôi là chủ yếu. Trong các loại cây trồng mang lại thu nhập khá cao trong đó có cây
mía là nguyên liệu chủ yếu sản xuất ra sản phẩm đường. Trong khi nền kinh tế nước ta
không ngừng phát triển vượt bậc, do sự đóng góp lớn của sản phẩm nông nghiệp.
Trong đó đỉnh cao là xuất khẩu gạo và sản phẩm của một số cây công nghiệp. Còn cây
mía vẫn đang trong tình trạng trì trệ không được cải thiện thêm, vấn đề nhập khẩu
đường vẫn còn tồn tại. Đến lúc này chúng ta kêu gọi kế hoạch sản xuất đường liệu có
phải là quá muộn không? Dù sao chúng ta không thể để tình trạng này kéo dài. Do đó,
việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy mía đường là hết sức cần thiết, nhằm thúc đẩy
việc sản xuất đường, tránh được tình trạng nhập khẩu đường, tạo lòng tin cho người
dân trồng mía, giúp phát triển công nghiệp cho vùng.
Đề tài “Dự án xây dựng nhà mía đường tại tỉnh Hậu Giang” chủ yếu nghiên cứu
về tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Đề tài sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Microsoft Project, Excel.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu còn mang tính bao
quát, chưa cụ thể từng chi tiết và còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của
Thầy Cô và các bạn!
Tác giả
Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đường là loại thực phẩm cần có trong cơ cấu phần ăn mỗi người dân của tất
cả các dân tộc trên thế giới. Vì thế để giải quyết nhu cầu về đường, người ta đã
trồng mía, củ cải đường và cây mía đã được không ít người dân thích trồng vì dễ
trồng, không kén đất với lại ít tốn công chăm sóc. Hơn nữa, giá trị kinh tế của mía
không thua gì những cây trồng khác.
Mía đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng ngành công nghiệp mía
đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà
máy đường mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường
tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu
từ 300.000 đến 500.000 tấn đường.
Năm 1995, những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có
thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng
đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn
Sau 5 năm (1995-2000), ngành mía đường Việt Nam đã có bước tiến đột
phát. Đầu tư mở rộng công suất 9 nhà máy cũ, xây dựng mới 33 nhà máy, tổng số
nhà máy đường của cả nước là 44, tổng công suất là 81.500 tấn, năm 2000 đã đạt
mục tiêu 1 triệu tấn đường. Miền Nam: 16 nhà máy, miền Trung và Tây Nguyên: 15
nhà máy, và miền Bắc: 13 nhà máy.
Tóm lại, hơn một thập kỷ qua (1995-2006) tuy thời gian chưa nhiều, được sự
hỗ trợ và bằng sự tác động có hiệu quả bởi các chính sách của Chính phủ, ngành
mía đường non trẻ của Việt Nam đã đóng góp một phần vào sự tăng trưởng nền
kinh tế quốc dân và phần quan trọng hơn là góp phần lớn về mặt xã hội, giải quyết
việc làm ổn định hàng triệu nông dân trồng mía và hơn 2 vạn công nhân ổn định
làm việc trong các nhà máy, có đời sống vật chất tinh thần ổn định ngày một cải
thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá lớn,
bộ mặt nông thôn các vùng mía được đổi mới…
Riêng ở tỉnh Hậu Giang (Cần Thơ), hiện đang có khoảng 16.000 ha diện tích
đất trồng mía với sản lượng mía thu hoạch vào vụ khoảng 10.000 tấn/ngày tập trung
đa số ở huyện Phụng Hiệp. Tỉnh hiện đang có 3 nhà máy sản xuất đường với tổng
công suất khoảng 8000 tấn/ngày, lượng mía dư sẽ được bán cho các tỉnh bạn nhưng
với giá thành không cao do phải vận chuyển khá xa. Nắm được tình hình đó, công
ty cổ phần mía đường Bến Tre có dự kiến sẽ mở rộng thị trường, xây thêm một nhà
máy đường tại tỉnh Hậu Giang với công suất 1000 tấn/ ngày vào năm 2012, với
mong muốn tăng thêm lợi nhuận cho công ty và giúp người dân trồng mía tại tỉnh


x71Y3i86y2ShCBJ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status