Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vườn quốc gia Xuân Thủy và đề xuất các định hướng ứng phó - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Ngày:2014
Miêu tả:Luận văn ThS. Biến đổi khí hậu (chương trình đào tạo thí điểm) -- Khoa Sau đại học. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
a. Thời tiết (Weather)
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm và một địa điểm nhất
định được xác định bằng một hay tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc
độ gió, mưa, mây, v.v.
b. Khí hậu (Climate)
Theo nghĩa hẹp khí hậu thường được định nghĩa như là thời tiết trung
bình, hay nghiêm ngặt hơn, như là mô tả thống kê về trung bình và sự biến động
của các đại lượng có liên quan trên chu kỳ thời gian từ hàng tháng đến hàng
nghìn hay hàng triệu năm. Chu kỳ dùng để lấy trung bình các biến này thường là
30 năm như Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) định nghĩa. Các đại lượng có
liên quan thông thường nhất là các nhiệt độ bề mặt, giáng thủy và gió. Theo
nghĩa rộng khí hậu được hiểu là trạng thái của hệ thống khí hậu bao gồm cả mô
tả thống kê. Trong báo cáo của IPCC chu kỳ lấy trung bình có thể bằng 20 năm.
Nói một cách đơn gian hơn, khí hậu là trung bình theo thời gian của thời tiết.
c. Biến đổi khí hậu (Climate Change)
Biến đổi khí hậu, mà biểu hiện là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng
đang là một trong những thách thức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ XXI.
Biến đổi khí hậu đã thực sự tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên
nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe con người. Thiên tai, các hiện
tượng thời tiết - khí hậu cực đoan như là hệ quả của BĐKH hiện đang hoành
hành ngày càng nhiều và khốc liệt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Biến đổi khí hậu
tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là thách
thức lớn cho phát triển bền vững.
Theo IPCC, biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí
hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các
thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ
hay dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ
thống khí hậu hay do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu
ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển [IPCC, 2007].
d. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (Vulnerability)
Khái niệm tính dễ bị tổn thương được hiểu theo nhiều cách khác nhau do
đó cũng được ứng dụng theo các hướng khác nhau. Trong biến đổi khí hậu, IPCC
đã nhiều năm nghiên cứu và phát triển nhằm có được định nghĩa về tính dễ bị tổn
thương đối với BĐKH và NBD một cách chính xác nhất. Ban đầu tính dễ bị tổn
thương được xác định là mức độ không có khả năng đối phó với những hậu quả
của BĐKH và NBD [IPCC, 1992]. Tiếp theo, Báo cáo đánh giá lần thứ 2 [IPCC,
1996] đã xác định tính dễ bị tổn thương là mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại
hay bất lợi cho hệ thống; khi đó tính dễ bị tổn thương không chỉ phụ thuộc vào
độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng
đồng với điều kiện khí hậu mới. Khái niệm được ứng dụng rộng rãi nhất là khái
niệm do IPCC (2007) xây dựng: “Tình trạng dễ bị tổn thương là mức độ mà ở đó
một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và không thể ứng phó với các tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan
của khí hậu. Tình trạng dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và
mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và
khả năng thích ứng của hệ thống (IPCC, 2001)”.
Có thể tóm tắt lại rằng, tính dễ bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống
(tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hay không có khả
năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH.
e. Ứng phó với biến đổi khí hậu (Response)
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH. Như vậy ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích
ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH.
Thích ứng (Adaptation) với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hay KT-XH đối với hoàn cảnh hay môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm
khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hay tiềm tàng và tận
dụng các cơ hội do nó mang lại.
Giảm nhẹ (Mitigation) BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc
cường độ phát thải KNK (Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi
khí hậu, 2008).
1.1.2. Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Khí hậu Trái đất đã trải qua nhiều lần biến đổi trong quá khứ. Những biến
động khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất đều do các nguyên nhân tự nhiên,
trong đó chủ yếu là sự chuyển động của Trái đất, các vụ phun trào của núi lửa và
hoạt động của mặt trời. Nhưng BĐKH hiện nay chủ yếu là do nguyên nhân con
người gây ra. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu là do sự gia tăng các hoạt
động phát thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Kể
từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử dụng càng
ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt),
do đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất gây hiệu ứng nhà kính, làm
tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Theo
IPCC, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản
xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng ... đóng góp khoảng
một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng
18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9%, các ngành hóa chất (CFC, HCFC)
khoảng 24%, còn lại là từ các hoạt động khác.
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong
đó không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hay thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về
nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển tăng phù hợp với xu
thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được
ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng
Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền. Các kết quả
nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào
cuối thế kỉ XXI.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status