Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
Hàng năm, lũ lụt là nguyên nhân gây thiệt hại to lớn trên toàn thế giới. Trong
những thập nhiên cuối của thế kỷ 20 lũ lụt làm chết khoảng 100.000 người và ảnh
hưởng đến 1,4 tỷ người [39]. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng lũ lụt có tác động to lớn
đến con người trên phạm vi toàn cầu và đang gia tăng nhanh chóng trong vài thập kỷ
gần đây [39, 42]. Ngoài gây tổn thất về sinh mạng và sức khỏe con người, lũ lụt còn
dẫn đến các thiệt hại về kinh tế, sản lượng nông nghiệp, hệ sinh thái, lịch sử và giá trị
văn hóa. Handmer J. và cs (2012) [33] chỉ ra rằng thiệt hại do lũ lụt tính trên toàn thế
giới đang có xu hướng tăng từ những năm 1970. Kundzewicz và cs (2013) [41] chỉ ra
thiệt hại do lũ lụt trung bình năm của những năm 1980 là 7 tỷ USD đã tăng lên 24 tỷ
USD vào năm 2013.
Lũ trong sông là hiện tượng phức tạp, chịu ảnh hưởng bởi điều kiện bề mặt đất,
kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu [42]. Sự thay đổi của bất cứ điều kiện nào trong
các điều kiện đó đều có thể gây ra các tác động đến cả tần suất và độ lớn của lũ lụt.
Trong các điều kiện đó, khí hậu được xem là nhân tố có vai trò ảnh hưởng lớn nhất đến
lũ lụt trên rất nhiều hệ thống sông. Những thay đổi của hệ thống khí hậu và khí quyển
liên quan trực tiếp đến lũ lụt thường do sự biến động của các đặc trưng giáng thủy như
thời gian, cường độ, độ lớn, tính mùa. Các dao động khí hậu khác như El Nino và La
Nina, hay những thay đổi của tần suất bão nhiệt đới cũng là những nguyên nhân quan
trọng ảnh hưởng đến lũ lụt.
Sự phát triển về kinh tế - xã hội kết hợp với những thay đổi trong tương lai của
hệ thống khí hậu cũng làm gia tăng tính rủi ro ngập lụt trên toàn cầu [39]. Sự phát
triển kinh tế - xã hội thường thể hiện mức độ phát triển kinh tế, mức độ sử dụng năng
lượng và mức độ gia tăng dân số. Sự thay đổi trong hệ thống khí hậu thể hiện qua sự
gia tăng nồng độ khí nhà kính (KNK) như là hậu quả của quá trình phát triển kinh tế-
xã hội đó. Những biến đổi trong hệ thống khí hậu có liên quan đến lũ lụt thường là tổ
hợp của: sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng và lượng mưa. Ngập lụt trở nên nghiêm
trọng hơn khi lượng mưa gia tăng kết hợp nước biển dâng ở các đồng băng ven biển.
Thêm vào đó, mức độ thiệt hại ở đây cũng nghiêm trọng hơn do quá trình phát triển
kinh tế thường kèm theo sự tập trung đông hơn dân cư và của cải vật chất trong vùng
ngập lụt
Việc đánh giá những tác động của BĐKH đến ngập lụt nhằm nắm bắt các xu
thế và mức độ biến đổi từ đó tăng khả năng cảnh báo, dự báo là thách thức mới cần
được giải quyết. Khi bài toán này được giải quyết sẽ góp phần nâng cao năng lực ứng
phó, giảm thiểu tác động bất lợi của chúng cũng như cung cấp cơ sở khoa học cho các
nhà hoạch định nhà quyết sách trong công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế
của đất nước, đảm bảo đời sống cho người dân, đặc biệt người dân sống trực tiếp trong
vùng lũ.
Việt Nam với đường bờ biển dài (hơn 3.200 km), nằm trong khu vực châu Á
gió mùa, hàng năm phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên
khu vực Tây bắc Thái Bình Bương và Biển Đông, chịu tác động của nhiều loại hình
thế thời tiết phức tạp [18]. Do đó, không lấy gì làm lạ khi Việt Nam được xem là một
trong các nước phải hứng chịu thiên tai nhiều nhất thế giới. Trong các dạng thiên tai
mà Việt Nam phải hứng chịu thì lũ lụt nguyên nhân bởi mưa lớn cực đoan chính là
dạng thiên tai thường xuyên nhất đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, đặc biệt
là khu vực miền Trung nơi hằng năm phải chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt nhất so
với cả nước.
Bài toán đánh giá tác động của BĐKH đến ngập lụt đòi hỏi phải xem xét sự
biến đổi về độ lớn, tần suất các đặc trưng ngập lụt như: lượng mưa, lưu lượng dòng
chảy; độ sâu, diện ngập và thời gian ngập lụt. Từ đó, mới có thể đánh giá mức độ tác
động của ngập lụt đến kinh tế -xã hội như số người, diện tích đất ở, đất sản xuất….bị
ảnh hưởng. Có khá nhiều công trình thực hiện đánh giá tác động đến lũ lụt ở các quy
mô khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thường chỉ tập trung cho một vài
đặc trưng ngập lụt. Ở Việt Nam cũng có một số các công trình [8, 12-16, 22] thực hiện
đánh giá cho các lưu vực sông. Tuy nhiên, các công trình này [12-16] chủ yếu dừng lại
ở đánh giá tác động đến lưu lượng dòng chảy với quy mô thời gian lớn (dòng chảy
năm hay mùa), không nhiều công trình thực hiện xem xét một cách đầy đủ đến các đặc
trưng ngập lụt. Chỉ có số ít các công trình [8, 22] thực hiện đánh giá tác động đến độ
sâu và diện tích ngập lụt. Trong đó, công trình “Đánh giá tác động của BĐKH đến
nguồn nước”của Trần Thanh Xuân, Trần Thục và Hoàng Minh Tuyển [22], thuộc dự
án DANINA do Viện Khoa học Khí tượng-Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Viện Khoa
học Khí tượng Thủy văn và Môi trường trước đây) thực hiện đã đánh giá một cách đầy
đủ nhất đến các đặc trưng của ngập lụt. Tuy nhiên, công trình này cũng chỉ thực hiện
đánh giá cho một số hệ thống sông chính của Việt Nam.
Các lưu vực sông nhỏ và trung bình của Việt Nam, đặc biệt các lưu vực sông
miền Trung nơi lũ lụt có tần suất cũng như tính bất thường cao, trong khi năng lực
phòng lũ thấp (các hồ chưa cắt được lũ lớn, hệ thống đê thì ít và yếu kém chỉ có tác
dụng với lũ 10%) lại chưa được quan tâm nghiên cứu. Điều này có thể do các nguyên
nhân như: Các lưu vực sông này thường thiếu hay không có trạm quan trắc, gây nên
tình trạng thiếu căn cứ cũng như khó khăn trong bước áp dụng cũng và thử nghiệm
phương pháp; Bài toán đánh giá tác động của BĐKH thường phải xem xét những biến
đổi cho giai đoạn tương lai. Để đánh giá được cho giai đoạn tương lai thường phải sử
dụng nguồn số liệu trực tiếp từ các mô hình dự tính khí hậu toàn cầu hay gián tiếp
thông qua các kỹ thuật hạ quy mô. Tuy nhiên, nguồn số liệu này còn rất thô so với yêu
cầu độ phân giải của bài toán thủy văn trên các lưu vực nhỏ và trung bình; Ngoài ra, sự
thiếu nguồn lực về tài chính phục vụ cho nghiên cứu cũng là một nguyên nhân giải
thích cho tình trạng này khi mà các tỉnh miền Trung kinh tế còn khó khăn.
Do đó, trong luận văn này chúng tui lựa chọn đề tài "Đánh giá tác động của
BĐKH đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình" nhằm góp phần làm sáng
tỏ một vài khía cạnh về tác động của BĐKH đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ. Mục
tiêu chủ yếu của luận văn gồm: 1) Tính toán, mô phỏng được mức độ ngập lụt lưu vực
sông bằng bộ mô hình thủy văn thủy lực. 2) Ứng dụng được kết quả dự tính khí hậu từ
mô hình RegCM (Regional Climate Model) làm số liệu đầu vào cho các mô hình thủy
văn-thủy lực để tính toán, mô phỏng để xây dựng bộ bản đồ ngập lụt lưu vực sông
Nhật Lệ theo các kịch bản BĐKH. 3) Đánh giá được tác động của BĐKH đến tần suất,
lưu lượng dòng chảy lũ, độ sâu và diện ngập, từ đó đưa ra các khuyến nghị.
Để đạt được các mục tiêu đó, những nội dung công việc được thực hiện gồm: 1)
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề quan tâm;
2) Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu gồm các đặc trưng lòng sông và bề mặt lưu vực, mô hình
địa hình, các nguồn số liệu quan trắc khí tượng thủy văn cần thiết, và bộ số liệu dự tính
khí hậu cho các giai đoạn trong tương lai; 3) Mô phỏng, hiệu chỉnh và kiểm nghiệm
mô hình cho các trận lũ lịch sử các năm 1976, 1999; 4) Đánh giá sự biến đổi các đặc
trưng lũ lụt dựa trên việc so sánh kết quả tính toán các đặc trưng cho giai đoạn quá khứ
1980-1999 (lấy làm thời kỳ chuẩn) và giai đoạn tương lai 2046-2065 và 2080-2099,
với hai kịch bản BĐKH mới nhất của IPCC được đưa vào xem xét là RCP4.5 và
RCP8.5.
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được bố cục thành
ba chương, gồm:
Chương 1. Tổng quan. Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến
các vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước. Giới thiệu, phân tích các đặc điểm hệ
thống sông, phân tích tình hình lũ lụt và năng lực các công trình phòng lũ trên lưu vực
nghiên cứu.
Chương 2. Phương pháp và nguồn số liệu. Trình bày và phân tích một cách tuần
tự và logic về đặt bài toán, nguồn số liệu, cách tiếp cận, phương pháp luận và một loạt
các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá tác động của BĐKH đến
ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ.
Chương 3. Kết quả và thảo luận. Trình bày các kết quả chính mà nghiên cứu đạt
được gồm: Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh mô hình cho các trận lũ lịch sử; tác động của
BĐKH đến lượng mưa, lưu lượng, độ sâu và diện tích ngập lụt.
Cuối cùng là kết luận cùng một số thảo luận.


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status