Hoạt động gia công quốc tế đối với ngành dệt may tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - pdf 25

Link tải tiểu luận Đánh giá hoạt động gia công quốc tế đối với ngành dệt may tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. Cơ sở lý luận 3
1. Khái niệm và đặc điểm gia công quốc tế 3
a. Khái niệm 3
b. Đặc điểm gia công quốc tế 3
2. Tác dụng của gia công quốc tế 3
3. Các loại hình gia công quốc tế 3
4. Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng cách gia công quốc tế 3
II. Thực trạng hoạt động gia công quốc tế ngành dệt may Việt Nam. 3
1. Tình hình chung ngành dệt may Việt Nam. 3
2. Thực trạng hoạt động gia công quốc tế ngành dệt may Việt Nam. 3
a. Gia công quốc tế là thực trạng tất yếu của ngành dệt may Việt Nam 3
b. Tình hình hoạt động gia công quốc tế tại tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 3
3. Những khó khăn trong hoạt động gia công quốc tế ngành dệt may Việt Nam 3
4. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động gia công xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 3
a. Cơ hội 3
b. Thách thức 3
III. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hoạt động gia công quốc tế ngành dệt may Việt Nam. 3




LỜI MỞ ĐẦU

Những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ; mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên chặt chẽ và rất phức tạp, chúng tác động rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Với thực tế cấp thiết trên đòi hỏi Việt Nam phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập với kinh tế trong khu vực và trên thế giới nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh của nền kinh tế trong nước.
Bên cạnh những hoạt động kinh tế đối ngoại đem lại hiệu quả hả cao thì các hoạt động gia công quốc tế cũng là một phương pháp hữu hiệu nó vừa phù hợp với thực tế nền kinh tế nước ta hiện nay.
Trong gia công quốc tế thì lĩnh vực gia công ngành dệt may đóng vai trò rất quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội của nước ta.
Ngành công nghệp dệt may luôn được đánh giá là một trong ba ngày hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất. Dệt may Việt Nam đã trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu gia công, đăth mình vào vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu. Chính vì vậy, khi Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường thế giới, sản phẩm dệt may Việt Nam đã được xuất đi rất nhiều nơi và Việt Nam có trên top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu về lại rất thấp.
Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề gia công quốc tế nói chung và gia công dệt may ở Việt Nam nói riêng nhóm 1 chọn đề tài thảo luận: “Đánh giá hoạt động gia công quốc tế đối với ngành dệt may tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” . Nội dung đề tài gồm có 3 phần:
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng hoạt động gia công quốc tế ngành dệt may Việt Nam
III. Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động gia công quốc tế ngành dệt may


I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm và đặc điểm gia công quốc tế
a. Khái niệm
Gia công là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hay toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đăt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên gia công hay bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài.
b. Đặc điểm gia công quốc tế
- Gia công quốc tế là một cách ủy thác gia công, trong đó hoạt động XNK gắn liền với hoạt đông sản xuất.
- Trong quá trình gia công, người nhận gia công trong nước bỏ ra lao động, tiền chi phí gia công là thù lao lao động. Do đó, có thể nói gia công quốc tế là một hình thức mậu dịch lao động, một hình thức XK lao động tại chỗ qua hàng hóa.
- Gia công quốc tế là một hình thức buôn bán gia công “Hai đầu ở ngoài”, nghĩa là thị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu đồng thời cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm đó.
Song ở đây cần lưu ý, nghiệp vụ GCQT khác với nghiệp vụ NK nguyên liệu để gia công và XK thành phẩm (mua đứt bán đoạn). Tuy nó cùng thuộc về cách buôn bán gia công “Hai đầu ở ngoài” nhưng nó có điểm khác biệt rõ rệt với gia công quốc tế.

Gia công quốc tế
• Không có sự di chuyển quyền sở hữu. Người cung ứng nguyên vật liệu là người tiếp nhận thành phẩm
• Mọi rủi ro thuộc về người đặt gia công
• Lợi nhuận của bên nhận gia công thấp
Mua đứt bán đoạn
• Có sự chuyển giao quyền sở hữu. Đầu cung ứng NVL và đầu mua thành phẩm không có sự liên hệ

• Nhà máy trong nước tự chịu mọi rủi ro
• Lợi nhuận của nhà máy trong nước cao hơn

2. Tác dụng của gia công quốc tế
Áp dụng cách giao dịch gia công quốc tế đều có tác dụng với bên đặt gia công cũng như bên nhận gia công,nên gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong thương mại quốc tế của nhiều nước.

8n66dUwbpa9W2g7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status