Xây dựng quy trình phát hiện một số vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae gây bệnh ở người bằng phương pháp PCR đa mồi - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Di truyền học -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng là một bệnh lý thường gặp, trong đó nhiễm trùng đường máu
(nhiễm khuẩn huyết) gây biến chứng và nguy cơ tử vong cao nhất. Có nhiều căn
nguyên khác nhau gây ra bệnh lý nhiễm trùng như vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm.
Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới chỉ ra rằng tác nhân
gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn trong đó nhiều nhất là các loài thuộc họ
Enterobacteriaceae như Escherichia coli, Klebsiella. sp và Staphylococcus aureus.
Việc xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn là cần thiết cho việc chỉ định
đúng kháng sinh trong điều trị. Cho đến nay cấy khuẩn vẫn là phương pháp được
áp dụng thường quy trong chẩn đoán các mầm bệnh gây nhiễm trùng. Tuy nhiên
phương pháp kinh điển này đang thể hiện một số điểm yếu trong chẩn đoán, đó là i)
thời gian cấy khuẩn dài (từ 18-72h). Trong khoảng thời gian này tình trạng của bệnh
nhân có thể chuyển sang một pha mới nguy hiểm hơn, ii) các quy trình cấy khuẩn
không được tối ưu cho nuôi cấy mọi vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn yếm khí
cộng thêm việc xử lý kháng sinh phổ rộng trước đó cũng gây áp lực áp chế sự hình
thành khuẩn lạc sau nuôi cấy, iii) Chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết đòi hỏi một lượng
máu lớn sẽ là thách thức đối với bệnh nhân nhi sơ sinh hay người cao tuổi. Do đó,
việc triển khai những kỹ thuật chẩn đoán mới bổ trợ cho phương pháp cấy khuẩn
kinh điển là điều cần làm.
Kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain Reaction) không còn
là điều mới mẻ trong sinh học phân tử, tuy nhiên ứng dụng của nó trong chẩn đoán,
đặc biệt là chẩn đoán các mầm bệnh gây nhiễm trùng vẫn dừng ở mức tiềm năng là
vì: i)Mỗi một phản ứng PCR chỉ xác định được 01 loài vi sinh vật, trong khi đó nếu
số cặp mồi quá nhiều trong một phản ứng (PCR đa mồi) chúng có thể triệt tiêu lẫn
nhau làm giảm độ nhạy kỹ thuật của phản ứng. ii) Các chất ức chế vốn có trong
bệnh phẩm hay bản thân lượng dư thừa ADN người trong bệnh phẩm cũng là
những tác nhân kìm hãm phản ứng PCR; iii) Ngoài ra, do tính chất bảo tồn tiến hóa
giữa các loài, một tỷ lệ nhất định các vật chất di truyền của vi khuẩn sẽ được bảo
tồn và có trình tự gần giống một phần bộ gen của sinh vật bậc cao (trong đó có con
người) vì thế nếu đoạn mồi được thiết kế hướng vào các khu vực bảo tồn này, hiện
tượng bắt chéo của mồi vào ADN gen người sẽ diễn ra gây nên dương tính giả. Để
giảm thiểu các nguy cơ nói trên, trong nhiều trường hợp việc tách và loại bỏ ADN
người trước khi thực hiện phản ứng PCR là cần thiết.
Vì vậy trong khuôn khổ luận văn này tui tiến hành tối ưu hóa các tham số
nhằm xây dựng một quy trình PCR đa mồi phát hiện một số vi khuẩn gây bệnh
thuộc họ Enterobacteriaceae. Quy trình không chỉ hướng tới thiết lập phản ứng
PCR đa mồi phát hiện đặc hiệu cho các vi sinh vật thuộc họ này mà còn cần thiết
lập một phương pháp loại bỏ ADN người kết hợp làm giàu ADN vi khuẩn ở mức độ
chấp nhận được. Do vậy để nâng cao chất lượng chẩn đoán các mầm bệnh vi sinh
gây bệnh, chúng tui đề xuất đề tài “Xây dựng quy trình phát hiện một số vi khuẩn
thuộc họ Enterobacteriaceae gây bệnh ở người bằng phương pháp PCR đa mồi”
với các mục tiêu như sau:
a) Xây dựng quy trình phát hiện một số vi khuẩn thuộc họ
Enterobacteriaceae (Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Salmonella sp,
Proteus mirabilis) gây bệnh ở người bằng phương pháp PCR đa mồi và thiết lập
công nghệ loại bỏ ADN người.
b) Bước đầu đánh giá giá trị của PCR đa mồi trong phát hiện một số vi
khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae gây nhiễm khuẩn huyết trong thực hành tại
Bệnh viện 108.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status