Nghiên cứu phát triển hệ vector SFV (Semliki forest virut) nhằm nhân dòng và biểu hiện gen mã thụ thể neurokinin 1 phục vụ các nghiên cứu dược lý và phát triển thuốc ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Di truyền học-- . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu, cải tiến hệ vector SFV biểu hiện các GPCR tái tổ hợp, cụ thể là gen mã hóa thụ thể Neurokinin-1 dựa trên hệ thống vectơ SFV cơ bản có nguồn gốc thuộc nhóm adenovirus. Các hệ vector SFV cải tiến và hệ vector cơ bản sau đó sẽ được nhân lên, duy trì và lưu trữ để phục vụ cho các thí nghiệm sau này. Hệ thống vector này cho phép sản xuất được các GPCR đủ hoạt tính với lượng lớn để xây dựng mô hình sàng lọc dược phẩm. Tìm hiểu, cải biến Hệ thống vector SFV để sử dụng cho các nghiên cứu về sinh học thụ thể ở người Việt Nam, đồng thời phục vụ chiến lược sàng lọc dược phẩm và các nghiên cứu dược lý ở cấp độ phân tử và tế bào. Nghiên cứu góp phần thúc đẩy việc đưa các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; hiện đại hóa nền y học cổ truyền trong nước; hình thành một hướng tiếp cận mới trong phát hiện và nghiên cứu phát triển thuốc mới ở Việt Nam
MỞ ĐẦU
Mặc dù là một ngành mới ra đời nhưng những thành tựu mà công nghệ
sinh học phân tử (molecular biotechnology) đã mang lại là rất lớn. Những bước
phát triển nhanh chóng của công nghệ sinh học phân tử trong các lĩnh vực như
điều chế dược liệu, tạo ra kháng thể đơn dòng, sản xuất vacxin, thành công trong
giải trình tự hệ gen người... đã góp phần đắc lực giúp con người trong công cuộc
đấu tranh chống bệnh tật và không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Ngày nay, biểu hiện protein tái tổ hợp là một phần quan trọng của công
nghệ sinh học phân tử với nhiều ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y dược. Biểu
hiện được protein quan tâm trên tế bào động vật và người có thể giúp thiết lập
những mô hình điều trị bệnh bằng liệu pháp gen, bao gồm cả điều trị ung thư.
Biểu hiện protein tái tổ hợp đặc biệt là các protein thụ thể kết cặp G-protein (G
protein coupled receptor, viết tắt là GPCR) phục vụ hữu ích cho các nghiên cứu
phát triển thuốc, tìm hiểu cấu trúc và chức năng sinh học của các thụ thể, qua đó
làm sáng tỏ các con đường truyền tin nội bào. Các protein thụ thể kết cặp G
protein liên quan trực tiếp đến sự phát sinh nhiều bệnh lý ở người, là “đích” có
vai trò quan trọng bậc nhất trong các chương trình sàng lọc các dược chất mới .
Các nhà khoa học luôn mong muốn xây dựng được các hệ thống biểu hiện
GPCR chủ động ở mức độ cao để dùng cho các nghiên cứu dược lý học phân tử,
các thí nghiệm sàng lọc để phát hiện các dược chất mới và phát triển dược phẩm.
Trên thế giới, một số hệ thống biểu hiện GPCR tiềm năng đã được thiết
lập và thử nghiệm, chẳng hạn như hệ thống dịch mã phi tế bào, các hệ thống
biểu hiện ở tế bào nhân sơ (E.coli và Halobacterium salinarum) và nhân chuẩn
(nấm men, côn trùng và động vật có vú). Một số GPCR đã được biểu hiện thành
công trên các hệ thống này ở mức độ cao từ 1 đến 10 mg/l môi trường nuôi cấy
[19]. Trong các hệ thống biểu hiện trên, hệ thống sử dụng hệ vector Semliki
Forest Virut (SFV) được ghi nhận là một trong những hệ thống có nhiều đặc
điểm ưu việt và giàu tiềm năng ứng dụng [34]. Tuy vậy, hiện nay SFV không
được thương mại hóa rộng rãi do sự độc quyền sử dụng tại một số phòng thí
nghiệm của các hãng dược phẩm (như Roche, Novartis).
Với tiềm năng ứng dụng lớn trong lĩnh vực sinh – y – dược và hệ vector
SFV cơ bản được tặng từ GS. Kenneth Lundstrom (hãng dược phẩm Roche,
Thụy Sĩ) và nguồn cADN mã hóa cho thụ thể kết cặp G-protein neurokinin 1
(NK1) của người Việt Nam đã được phân lập và nhân dòng thành công từ đề tài
ĐT-PTNTĐ.2011-G/04, chúng tui đề xuất và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
phát triển hệ vector SFV (Semliki Forest Virut) nhằm nhân dòng và biểu hiện
gen mã hóa thụ thể Neurokinin-1 phục vụ các nghiên cứu dược lý và phát
triển thuốc ở Việt Nam” với mục tiêu lâu dài là xây đựng được hệ thống biểu
hiện các protein GPCR có thể được dùng như một công cụ công nghệ sinh học
hiệu quả trong các nghiên cứu về sinh học thụ thể ở người Việt Nam sau này,
đồng thời phục vụ cho các nghiên cứu dược lý học, sàng lọc và phát triển dược
phẩm ở cấp độ phân tử và tế bào.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG BIỂU HIỆN THỤ THỂ
KẾT CẶP G-PROTEIN (GPCR)
1.1.1 Thụ thể kết cặp G-protein và vai trò trong nghiên cứu dược phẩm
Thụ thể là một lớp lớn các protein có chức năng tiếp nhận các tín hiệu
ngoại bào, truyền hóa và thúc đẩy quá trình truyền tin nội bào dẫn đến đáp ứng
tế bào giúp cơ thể đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường. Để thực hiện
được chức năng đó, thụ thể có đặc tính liên kết đặc hiệu với một hay một số
phân tử tín hiệu đặc thù được gọi là phối tử (ligand) và phức hệ “ligand – thụ
thể” sẽ khởi đầu một quá trình truyền tin nội bào và gây nên đáp ứng tế bào [3].
Có 4 họ thụ thể chính (Hình 1), trong đó thụ thể kết cặp G-protein (viết
tắt là GPCR) là họ protein lớn và đa dạng nhất ở người [33]. Thụ thể kết cặp G
protein là nhóm thụ thể xuyên màng sinh chất và hoạt động nhờ sự kết cặp với
một loại protein hoạt động bởi liên kết với GTP (tức là G-protein). GPCR dẫn
truyền tín hiệu cho nhiều dạng phối tử, bao gồm các hóc môn, peptit thần kinh,
các chemokine…Trong cơ thể, các GPCR được biểu hiện trên hầu hết các kiểu
tế bào và ước tính có đến 1000 GPCR khác nhau ở người [52].


OfUMCN92jXqQkqm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status