Nghiên cứu xử lý một số hợp chất hữu cơ độc hại bằng phương pháp oxi hóa quang hóa trên hệ xúc tác dị thể chứa Ti - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền
kinh tế đang trên đà đi lên phát triển một cách mạnh mẽ, hàng trăm khu công nghiệp
mới nổi lên, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục. Tuy nhiên, mặt trái của
sự phát triển chính là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước xung
quanh khu vực xả thải của các nhà máy, làng nghề. Bên cạnh đó nền nông nghiệp
ngày nay đang dần được cơ giới hóa và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng ngày càng tăng
nhằm mục đích nâng cao năng suất, song dư lượng của chúng sẽ lan truyền tích lũy
trong đất, nước gây tác động tiêu cực đến đời sống con người, sinh vật. Vì vậy việc
tìm ra phương pháp tối ưu để xử lý các chất độc hại đó trở nên rất cần thiết và cấp
bách.
Trong nước thải công nghiệp, làng nghề thành phần khó xử lý nhất là các
chất hữu cơ bởi những chất này rất bền vững và khó phân hủy sinh học. Các loại
hợp chất hữu cơ này sẽ là mối nguy hại đến sức khỏe của con người, chẳng hạn
như: Rhodamin B, Xanh Methylen, Phenol đỏ,…Đã có rất nhiều phương pháp xử lý
nước thải được nghiên cứu và áp dụng như: hấp phụ, keo tụ,…những phương pháp
này không xử lý triệt để được các hợp chất hữu cơ mà chỉ chuyển chúng sang dạng
khác đòi hỏi phải tiếp tục xử lý để tránh ô nhiễm thứ cấp [1]. Để khắc phục những
hạn chế trên, trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu sử dụng phương
pháp oxi hóa phân hủy các hợp chất hữu cơ bằng cách sử dụng xúc tác quang TiO2.
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao vì TiO2 có khả năng oxi hóa phân hủy
triệt để các hợp chất hữu cơ. Với cơ chế quang hóa là dùng ánh sáng mặt trời
(nguồn UV tự nhiên) và các tác nhân oxi không khí hay hơi nước để oxi hóa các
hợp chất hữu cơ trong nước cho ra sản phẩm cuối cùng là các hợp chất vô cơ đơn
giản: CO2, H2O, PO43-…[2]. Tuy nhiên, vật liệu TiO2 dạng nano có kích thước nhỏ
nên gây khó khăn cho việc lọc tách sau khi xử lý. Một nhược điểm nữa là TiO2 chỉ
hoạt động trong quang hóa trong vùng UV hẹp. Vì vậy để khắc phục phần nào
những vấn đề này người ta thường sử dụng chất nền để mang TiO2 và biến tính vật
liệu để có thể mở rộng vùng ánh sáng tác dụng mang lại hiệu quả xúc tác cao hơn.
Trên cơ sở đó chúng tui đã lựa chọn và thực hiện đề tài luận văn :“Nghiên cứu xử
lý một số hợp chất hữu cơ độc hại bằng phương pháp oxi hóa quang hóa trên hệ
xúc tác dị thể chứa Ti”. Trong đề tài này chúng tui đã nghiên cứu tổng hợp hệ xúc
tác quang hóa TiO2 phân tán trên nền SiO2, biến tính bằng ZnO và đánh giá tính
chất xúc tác oxi hóa quang hóa của hệ vật liệu này qua phản ứng oxi hóa quang
phân hủy một số hợp chất hữu cơ.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status