Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhiễm Florua bằng quặng khoáng tự nhiên - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người ngày càng sử dụng
nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những hoạt động nhằm
mục đích kinh tế của con người là nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường. Trong
nhiều thập niên qua tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở lên nghiêm trọng đó là
sự phát thải bừa bãi các chất ô nhiễm vào môi trường mà không xử lý gây nên hậu quả
nghiêm trọng tác hại đến đời sống cộng đồng. Việt Nam chúng ta đã và đang coi trọng
đến vấn đề xử lý môi trường, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm.
Ở nước ta, hàng năm sản xuất hàng triệu tấn phân lân từ các nhà máy lớn
(Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình). Dự báo đến
năm 2015, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5 triệu tấn.
Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 - 60% lượng Flo
này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất
và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất. Trong các chất thải
của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo
[2]. Flo trong nước thải ra môi trường là chất gây độc hại trực tiếp đến các loài thủy sinh
và gây ô nhiễm nguồn nước. Theo tiêu chuẩn Việt Nam hàm lượng cho phép của flo trong
nước uống là 0,5- 1,5mg/l. Nhưng nếu thường xuyên phải nhận flo trên 6 mg/ ngày qua
thức ăn và nước uống có thể gây nên nhiễm độc flo với các biểu hiện cứng khớp, giảm
cân, giòn xương, thiếu máu và suy nhược,...
Việc xử lý các nguồn nước thải có chứa flo đã được đặt ra và thực hiện từ lâu
nhưng trên thực tế chưa được thực hiện triệt để đối với một số cơ sở sản xuất có nguồn
nước thải flo cao. Mặt khác việc phân tích xác định hàm lượng flo trong nước thải là một
vấn đề không dễ thực hiện đối với các cơ sở sản xuất vì vậy rất khó theo dõi đánh giá hiệu
quả xử lý cũng như kiểm soát được chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tui đã chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải
nhiễm Florua bằng quặng khoáng tự nhiên” với mong muốn tìm hiểu và tìm kiếm được
vật liệu mới để hấp phụ, loại bỏ flo.
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1.Laterit
1.1.1.Giới thiệu về laterit.
Laterit là loại đất giàu chất sắt và nhôm, hình thành ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm ướt.
Laterit có màu đỏ là màu của ion sắt. Laterit được hình thành trong quá trình rửa trôi các
nguyên tố đá mẹ đặc biệt là các nguyên tố dễ bị hòa tan như Si, Na, K, Ca, Mg,... sau đó
có sự tích tụ tuyệt đối các ion Fe, Al, Mn trong các tầng đất, dưới tác động của các điều
kiện môi trường như sự phong hóa, dòng chảy, mạch nước ngầm thay đổi, mất thảm phủ,
xói mòn,... Các cation này có sẵn trong môi trường đất nhiệt đới do mưa và tác động dòng
nước thấm, nước ngầm, chúng có cơ hội tập trung lại một chổ trong đất với mật độ cao.
Các cation này hấp thụ vào một nhóm mang điện tích âm (keo sét hay oxit sắt) hay một
tác nhân khác kết dính giữa các cation đó để tạo nên những liên kết tương đối bền vững.
Khi nhiệt độ môi trường lên cao, độ ẩm giảm thấp, các liên kết này mất nước, sẽ tạo nên
những oxit kim loại cứng chắc, do đó độ cứng cao và rất cao. Các ion này tập trung quanh
những phần tử nhỏ là những cation nhóm mang điện tích âm hay tác nhân có khả năng kết
dính xi măng. Chúng tạo liên kết với nhau. Mạch nước ngầm bị tụt xuống lớp trên mất
nước khả năng liên kết giữa chúng tăng và càng rắn chắc khi mất nước [4,6].
Các điều kiện hình thành đá ong
 Nơi có độ dốc không cao lắm, có điều kiện tích tụ Fe, Al, Mn. Nhất là các vùng
đồi núi trung du các tỉnh: Hà Bắc, Vĩnh phú, Sơn Tây, Đồng Nai, Sông Bé, Tây
Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu…
 Nơi mà môi trường sinh thái đã và đang bị phá hủy mạnh mẽ, khả năng bốc hơi
lớn, mạch nước ngầm lên xuống rất cao trong mùa mưa và mùa khô.
 Mực nước ngầm không quá sâu. đá ong thường xuất hiện ở chân đồi vì mực
nước ngầm nông hơn.
 Đá mẹ: đá mẹ, phù sa cổ, thạch sét và một ít bazan tầng mỏng hay xuất hiện đá
ong (miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên) , trên đá vôi hình thành nên đá ong
hạt đậu, kết quả của sự tích tụ tuyệt đối Mn6+, Mn4+, Fe3+, Al3+.

Hình 1.1. Sơ đồ quá trình laterit hóa
Tác hại của laterit hóa lên sinh thái môi trường đất
Laterit hóa là biểu hiện của quá trình thoái hóa môi trường sinh thái. Quá trình
laterit hóa gây ra những biến đổi cơ bản như sau:
 Làm cơ lý tính đất giảm sút, giữ ẩm kém, hút và giữ nước kém.
 Có điều kiện rửa trôi, xói mòn mạnh hơn vì thực vật bì không phát triển.
 cùng kiệt dinh dưỡng cho thực vật và vi sinh vật. Nếu chỉ có một lượng nhỏ sẽ
kích thích một vài thực vật phát triển như tăng cường khả năng tạo củ của cây rễ củ, tăng
độ thoáng khí và thoát nước.
 Khi xuất hiện đá ong môi trường xấu đi nhanh chóng. Đá ong xuất hiện ở
tầng mặt thì không thực vật, vi sinh vật nào sống được. Hóa lý tính của đất trở nên tê liệt
môi trường sinh thái trở nên sinh thái đất chết.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status