Nghiên cứu ảnh hưởng của Enso tới mưa gió mùa mùa hè trên lãnh thổ Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Khí tượng và khí hậu học -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tương tác giữa đại dương và khí quyển tạo nên tính đa dạng trong hệ thống khí
hậu Trái Đất. ENSO (El Nino-Southern Oscillation) là thuật ngữ được dùng để chỉ hai
hiện tượng El Nino và La Nina (hai pha của hiện tượng ENSO). Bản chất của hiện
tượng ENSO là thể hiện mối tương tác giữa đại dương và khí quyển miền vĩ độ thấp
Thái Bình Dương. El Nino (pha nóng của ENSO) là hiện tượng nhiệt độ bề mặt nước
biển phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương xích đạo nóng lên một cách dị thường,
kéo dài khoảng một năm với chu kỳ không đều, khoảng 3-5 năm. La Nina (pha lạnh
của ENSO) là hiện tượng nhiệt độ bề mặt nước biển phía Đông Thái Bình Dương xích
đạo lạnh đi so với bình thường. Dao động nam dùng để chỉ sự dao động bập bênh khí
áp bề mặt khu vực Đông Thái Bình Dương, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
miền nhiệt đới và thường biến động mạnh trong thời kỳ ENSO [5].Các đợt El Nino
hay La Nina thường xảy ra kế tiếp nhau, có khi sau những hiện tượng này lại là điều
kiện bình thường (không ENSO), cũng có khi nhiều đợt El Nino hay nhiều đợt La
Nina xảy ra nối tiếp nhau [5].
Hiện tượng ENSO diễn ra không chỉ gây ảnh hưởng tới vùng nhiệt đới Thái
Bình Dương mà còn tác động mạnh mẽ tới thời tiết khí hậu ở nhiều nơi khác trên thế
giới với mức độ khác nhau và rất đa dạng [5,6], những ảnh hưởng này có thể tiếp tục
kéo dài khi hiện tượng ENSO đã chấm dứt [47].Đối với từng khu vực cụ thể, có thể
xác định được những ảnh hưởng chủ yếu có tính đặc trưng của mỗi hiện tượng nói trên
[6].
Trong những năm diễn ra El Nino, khu vực phía Đông Thái Bình Dương-vùng
bờ Tây của Nam Mỹ và cận nhiệt đới Bắc Mỹ mưa nhiều và ẩm ướt hơn bình thường,
trong khi đó, ở miền Tây Thái Bình Dương và các vùng lân cận, sự phát triển của đối
lưu và mây mưa bị hạn chế do đó xảy ra điều kiện khô hạn hơn bình thường, các hoạt
động giông, bão, mưa giảm hẳn. ENSO là một trong những hiện tượng được coi là gây
nhiều hậu quả kinh tế xã hội ở nhiều vùng trên trái đất, do đó,cơ chế hoạt động và
những ảnh hưởng của ENSO đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu.
Việt Nam là một nước thuộc vùng Đông Nam Á, lãnh thổ hẹp ngang kéo dài từ
bắc tới nam trên 15 vĩ độ, toàn bộ phía đông và phía nam giáp biển, phía tây Việt Nam
là lục địa Miến Điện, Ấn Độ, Ả Rập, phía bắc là lục địa Trung Quốc và Siberia, lại
nằm trong khu vực nội chí tuyến của Bắc bán cầu. Nằm ở vị trí đặc biệt, khí hậu Việt
Nam mang nhiều nét độc đáo, hầu như không so sánh được với bất cứ một nơi nào
khác trên thế giới. Một mặt, đó là những điều kiện hành tinh do chế độ mặt trời khu
vực nội chí tuyến quyết định, mặt khác, đó là khu vực chịu tác động mạnh mẽ của
hoàn lưu gió mùa. Cả hai nguyên nhân kết hợp với nhau trong điều kiện phức tạp về
địa lý đã dẫn tới những hệ quả vô cùng đặc sắc trong chế độ thời tiết.
Ở nước ta, hoàn lưu gió mùa lấn át một cách rõ rệt hoàn lưu tín phong, nhưng ở
từng lúc, từng nơi, tín phong vẫn phát huy một phần tác dụng nào đó, tham gia vào
hoàn lưu gió mùa. Kết quả là xuất hiện một cơ chế hoàn lưu vừa phản ánh những quy
luật chung của hành tinh, vừa có tính chất địa phương. Chịu tác động của nhiều hoàn
lưu, dòng ẩm từ các trung tâm tác động khác nhau, hằng năm ở Việt Nam tồn tại hai
chế độ gió: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè. Hoàn lưu gió mùa mùa hè chịu sự
chi phối của các trung tâm tác động chính bao gồm: áp cao cận nhiệt đới Nam Ấn Độ
Dương, áp thấp Ấn Độ-Miến Điện, áp thấp gió mùa Vịnh Bengal, áp cao cận nhiệt Bắc
Thái Bình Dương, áp cao Châu Úc (Nam Bán Cầu). Do đó, hoàn lưu gió mùa mùa hè
ở Việt Nam cần được xét đến trong toàn bộ cơ chế phức tạp, không phải chỉ có những
nguyên nhân nhiệt lực mà còn có cả nguyên nhân động lực, không phải chỉ có những
yếu tố khu vực mà còn cả những yếu tố hành tinh, không phải chỉ có một cơ chế tác
động riêng lẻ mà có nhiều cơ chế góp phần tạo thành những hệ quả khí hậu làm sai
lệch khá nhiều so với những diễn biến theo chế độ bức xạ mặt trời.
Gió mùa mùa hè hoạt động trong khoảng tháng 5 tới tháng 10, phát triển nhất vào
khoảng tháng 6 tới tháng 8 bao trùm toàn bộ vùng lãnh thổ nước ta với hướng gió
thịnh hành Tây Nam đôi khi có xen kẽ gió Đông Nam và gió cực đới. Hệ quả thời tiết
do gió mùa mùa hè gây ra là mưa nhiều, mưa rào và dông ở miền Bắc và miền Nam,
trong khi đó ở miền Trung, hoạt động của gió Tây khô nóng trở nên mạnh mẽ do hiệu
ứng chắn gió của dãy Trường Sơn. Các hiện tượng mưa lớn hay hạn hán trong thời kỳ
gió mùa mùa hè có quan hệ chặt chẽ với diễn biến của chế độ gió mùa thông qua các
đặc trưng như ngày mở đầu, ngày kết thúc, số nhịp, cường độ của gió mùa mùa hè.
Đặc biệt, thời điểm bùng nổ gió mùa mùa hè có liên quan chặt chẽ đến sự thay thế đột
ngột mùa khô bởi mùa mưa trong chu kỳ hàng năm.Sự biến động ngày mở đầu và hoạt
động của gió mùa mùa hè là nguyên nhân dẫn đến những thảm họa thiên nhiên như lũ
lụt, hạn hán trên một phạm vi rộng lớn, do đó, có vai trò quan trọng đối với các hoạt
động kinh tế, xã hội, quản lý tài nguyên nước, phòng chống thiên tai, đặc biệt đối với
một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam.ENSO xuất hiện làm thay đổi các trung tâm
nhiệt trên các đại dương, cả về vị trí lẫn quy mô, làm biến đổi tính chất của các khối
khí trên bề mặt, làm thay đổi và biến dạng các hoàn lưu chính trong vùng nhiệt đới
như hoàn lưu Walker và Hadley.Nằm trong khu vực nội chí tuyến, kế cận phần phía
Tây của hoàn lưu Walker trên Thái Bình Dương,chế độ hoàn lưu ở Việt Nam chịu ảnh
hưởng lớn của hiện tượng ENSO.Vì vậy, ảnh hưởng của ENSO tới mưa gió mùa mùa
hè là vấn đề cần được quan tâm, không chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu mà còn có vai
trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ảnh hưởng củaENSO trước hết thể
hiện qua ảnh hưởng tới cơ chế hoàn lưu trong khu vực, do đó kéo theo những đặc điểm
về thời tiết khí hậu của Việt Nam. Có thể thấy rằng, hiện nay trên thế giới có rất nhiều
những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của ENSO tới các yếu tố khí tượng nói
chung. Tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết là tính toán cho một khu vực rộng lớn mà
chưa quan tâm nhiều tới khu vực nhỏ. Đối với hoàn lưu gió mùa mùa hè, những
nghiên cứu ở Việt Nam ít quan tâm tới lượng mưa gió mùa mùa hè mà thường quan
tâm tới lượng mưa năm. Nhằm góp phần làm rõ ảnh hưởng của ENSO tới hoàn lưu gió
mùa và mưa gió mùa mùa hè, luận văn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
ENSO tới mưa gió mùa mùa hè trên lãnh thổ Việt Nam”. Mục tiêu của luận văn là
nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO tới hoạt động của gió mùa mùa hè và mưa gió mùa
mùa hè thông qua những đặc điểm như ngày mở đầu, ngày kết thúc, cường độ, số nhịp
gió mùa dựa trên việc tính toán các chỉ số và phân tích đánh giá ảnh hưởng của ENSO
tới gió mùa mùa hè và mưa gió mùa mùa hè.
Cấu trúc của luận văn bao gồm 3 chương:
 Chương 1: Tổng quan những nghiên cứu và ảnh hưởng của ENSO
 Chương 2: Nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu
 Chương 3: Ảnh hưởng của ENSO tới gió mùa mùa hè và mưa gió mùa
mùa hè ở Việt Nam


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status