Ứng dụng công nghệ MBBR trong xử lý nước thải sinh hoạt - pdf 25

Link tải đồ án cho ae Ket-noi

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương I: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ 2
I.1. Giới thiệu chung: 2
I.1.1. Đặc điểm vật lý: 3
I.1.2. Đặc điểm hóa học: 3
I.1.3. Đặc điểm sinh vật, vi sinh vật: 3
I.2. Các thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt: 3
I.2.1. Hàm lượng chất rắn: 3
I.2.2. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD) và hóa học (COD): 3
I.2.3. Ôxy hòa tan: 3
I.2.4. Trị số pH: 3
I.2.5. Các hợp chất của Nitơ và Photpho trong nước thải: 3
I.2.6. Các hợp chất vô cơ khác trong nước thải: 3
I.2.7. Vi sinh vật: 3
I.3. Các công đoạn xử lý: 3
I.3.1. Tiền xử lý: 3
I.3.2. Xử lý sơ bộ: 3
I.3.3. Xử lý bậc II: 3
I.3.4. Khử trùng: 3
Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
II.1. Quá trình lắng của các hạt rắn trong nước thải: 3
II.2. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí với công nghệ MBBR: 3
II.2.1. Cơ chế: 3
II.2.2. Sự phát triển của tế bào và động học của phản ứng lên men: 3
II.2.3. Quá trình Nitrat hóa: 3
Chương III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ 3
III.1.Mương dẫn nước thải: 3
III.2. Song chắn rác thô: 3
III.3. Bể lắng cát và tách dầu mỡ: 3
III.4. Song chắn tinh: 3
III.5. Bể điều hòa: 3
III.6. Bể lắng đợt I: 3
III.7. Bể MBBR: 3
III.7.1. Thể tích làm việc của bể: 3
III.7.2. Lượng bùn sinh ra do khử BOD5: 3
III.7.3. Các thông số về đệm plastic: 3
III.7.4. Kiểm tra chỉ tiêu làm việc của bể: 3
III.7.5. Xác định lượng ôxy cần thiết cho quá trình xử lý: 3
III.7.6. Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật: 3
III.7.7. Bố trí thiết bị phân phối khí: 3
III.8. Bể lắng đợt 2: 3
III.9. Bể tiếp xúc khử trùng: 3
III.10. Bể nén bùn: 3
KẾT LUẬN 3
Tài liệu tham khảo: 3



MỞ ĐẦU
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tạo nên một sức ép lớn đối với môi trường. Trong sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng. Mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm đang ngày càng trầm trọng. Do đó việc xây dựng, vận hành các hệ thống xử lý nước thải cho các đô thị hiện nay là hết sức cần thiết.
Đề bài: Ứng dụng công nghệ MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) trong xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.
- Lưu lượng q = 2000 m3/ngày đêm.
- Yêu cầu xử lý: QCVN 14:2008/BTNMT, cột A

Chương I:
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ
I.1. Giới thiệu chung:
Con người trong các hoạt động kinh tế xã hội đã sử dụng một lượng nước rất lớn. Nước cấp sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, nước mưa chảy tràn trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn,…Bị nhiểm bẩn chứa nhiều hợp chất bẩn gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải sinh hoạt là nước thải được bỏ đi sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hay công cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt là hỗn hợp phức tạp thành phần các chất, trong đó chất bẩn thuộc nguồn gốc hữu cơ thường tồn tại dưới dạng không hòa tan, dạng keo và dạng hòa tan dễ bị phân hủy thối rữa, chứa nhiều vi trùng gây bệnh và truyền bệnh nguy hiểm. Thành phần và tính chất của chất bẩn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của thiết bị, trạng thái làm việc của hệ thống mạng lưới vận chuyển, tập quán sinh hoạt của người dân, mức sống xã hội, điều kiện tự nhiên…Do tính chất hoạt động của đô thị mà chất bản của nước thải thay đổi theo thời gian và không gian.
I.1.1. Đặc điểm vật lý:
Theo trạng thái vật lý, các chất bẩn trong nước thải được chia thành:
- Các chất không hòa tan ở dạng lơ lửng kích thước lớn hơn 10-4 mm, có thể ở dạng huyền phù, nhũ tương hay dạng sợi, giấy, vải, cây cỏ…
- Các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước hạt khoảng 10-4 - 10-6 mm.
- Các chất bẩn dạng tan có kích thước nhỏ hơn 10-6 mm, có thể ở dạng phân tử hay phân ly thành ion.
- Nước thải sinh hoạt thường có mùi hôi thối khó chịu do khi vận chuyển trong cống sau 2 đến 6 giờ xuất hiện khí hydro sunfua.
I.1.2. Đặc điểm hóa học:
Nước thải chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ như sắt, magiê, canxi, silic, nhiều chất hữu cơ sinh hoạt như phân, nước tiểu và các chất thải khác như cát, sét, dầu mỡ. Nước thải vừa xả ra có tính kiềm, nhưng dần trở nên có tính axit vì thối rữa. Các chất hữu cơ có thể xuất xứ từ thực vật hay động vật. Những chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành các chất chứa nitơ và các chất chứa cacbon. Các hợp chất chứa nitơ chủ yếu như urê, prôtêin, amin và axit amin. Các hợp chất chứa cacbon như mỡ, xà phòng, hydrocacbon…
I.1.3. Đặc điểm sinh vật, vi sinh vật:
Nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều sinh vật chủ yếu là vi sinh với số lượng từ 105 đến 106 tế bào trong 1ml. Nguồn chủ yếu đưa vi sinh vật vào nước thải là phân, nước tiểu và đất cát.
Tế bào vi sinh vật hình thành từ chất hữu cơ, nên tập hợp vi sinh có thể coi là một phần của tổng hợp chất hữu cơ trong nước thải. Phần này sống, hoạt động, tăng trưởng để phân hủy phần hữu cơ còn lại của nước thải.
Vi sinh trong nước thải thường được phân biệt theo hình dạng. Vi sinh xử lý nước thải có thể chia thành 3 nhóm: Vi khuản, nấm, động vật nguyên sinh (Proto-zoa).
Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong việc phân hủy chất hữu cơ, nó là cơ thể sống đơn bào, có khả năng phát triển và tăng trưởng trong các bông cặn lơ lửng hay dính bám vào bề mặt vật cứng. Vi khuẩn có khả năng sinh sản rất nhanh, khi tiếp xúc với chất dinh dưỡng có trong nước thải, chúng hấp thụ nhanh thức ăn qua màng tế bào. Đa số vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ, biến chất hữu cơ thành chất ổn định tạo thành bông cặn dễ lắng, nhưng thường củng có loại vi khuẩn dạng lông tơ (filamentous) kết với nhau thành lưới nhẹ nổi lên bề mặt làm ngăn cản quá trình lắng.
Vi khuẩn dạng nấm (Fungi bacteria) có kích thước lớn hơn vi khuẩn và không có vai trò trong quá trình phân hủy ban đầu của chất hữu cơ trong quá trình xử lý nước thải. Vi khuẩn dạng nấm phát triển thường kết thành lưới nổi trên mặt nước gây cản trở dòng chảy và quá trình thủy động học.

KgZh2Mgy25CWpju

xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR
Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy công suất 300 m3/ngày đêm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status