Xác định trữ lượng các bon ở các trạng thái rừng khộp tại tỉnh Gia Lai - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu sinh khối ở các trạng thái rừng khộp: Sinh khối của cây cá thể ưu thế trong lâm phần rừng khộp; Sinh khối của tầng cây cao ở các trạng thái rừng khộp; Sinh khối của tầng cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng ở các trạng thái rừng khộp; Sinh khối của toàn lâm phần ở các trạng thái rừng khộp. Nghiên cứu trữ lượng các bon ở các trạng thái rừng khộp: Trữ lượng các bon của cây cá thể ưu thế của rừng khộp; Trữ lượng các bon của toàn lâm phần ở các trạng thái rừng khộp. Xây dựng mối quan hệ giữa sinh khối, trữ lượng các bon với các nhân tố điều tra rừng. Đề xuất phương pháp xác định trữ lượng các bon ở các trạng thái rừng khộp tại tỉnh Gia Lai
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị định thƣ Kyoto đã trở thành hiện thực dựa trên Công ƣớc khung của
Liên hơp ̣ quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC-1992) nhằm ứng phó với sự nóng lên
toàn cầu. Nội dung quan trọng của Nghị định thƣ là đƣa ra chỉ tiêu giảm phát thải
khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nƣớc phát triển và cơ chế giúp
các nƣớc đang phát triển đạt đƣợc sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững
thông qua thực hiện “Cơ chế phát triển sạch” (CDM). Nghị định thƣ đƣợc đƣa ra
vào tháng 12 năm 1997, có 160 quốc gia đã thông qua và ký kết. Đến ngày
16/02/2005, Nghị định thƣ Kyoto đã có hiệu lực thi hành.
Việt Nam đã phê chuẩn UNFCCC và Nghị định thƣ Kyoto. Những năm gần
đây, Việt Nam cũng đã có r ất nhiều nỗ lƣc ̣ trong vi ệc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Từ quyết định 380/QĐ-TTg về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
(ngày 10/04/2008) và quyết định số 158/QĐ-TTg về phê duyệt Chƣơng trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (ngày 02/12/2008), tới nay Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng
rừng (ngày 24/9/2010). Tạo ra cơ hội cải thiện cuộc sống cũng nhƣ sinh kế cho
ngƣời dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Vấn đề hiện nay của
Việt Nam phải xác định đƣợc những giá trị dịch vụ môi trƣờng mà rừng mang lại
bao gồm cả giá trị lƣu giữ và hấp thụ CO2 của rừng làm cơ sở để triển khai chính
sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Do đó, cần có thêm những nghiên cứu đánh
giá về khả năng hấp thụ CO2 của từng kiểu thảm thực vật rừng nhằm đƣa ra chính
sách chi trả cho các chủ rừng và các cộng đồng vùng cao trong việc bảo vệ và phát
triển rừng.
Rừng khộp là một kiểu rừng đăc ̣ trƣng v ới các cây thuộc họ Dầu lá rộng
(Dipterocarpaceae) chiếm ƣu thế. Nó là hệ sinh thái rất đặc thù của khu vực Tây
Nguyên, là nơi tập trung của nhiều loài động thực vật quý hiếm cần bảo tồn.
Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thu nhập của những ngƣời sinh sống
bằng nghề rừng rất thấp, dẫn tới họ không gắn bó với rừng. Hàng năm có một diện
tích không nhỏ rừng Khộp bị phá và chuyển sang mục đích sử dụng khác nhƣ trồng cây công nghiệp. Do đó, việc định giá giá trị của loại rừng này làm cơ sở để chi trả
phí dịch vụ môi trƣờng cho ngƣời dân trong việc quản lý bảo vệ loại rừng này có ý
nghĩa thực tiễn hiện nay.
Từ những lý do trên, đề tài “Xác định trữ lượng các bon ở các trạng thái
rừng khộp tại tỉnh Gia Lai” đặt ra rất cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt khoa học
lẫn thực tiễn.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status