Đánh giá hoạt động quản trị tại sacombank - pdf 25

Link miễn phí luận văn

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quản trị hiện đại trong kinh doanh ngân hàng
1.1.1. Khái niệm:
Quản trị kinh doanh ngân hàng là việc thiết lập các chương trình hoạt động kinh doanh để đạt các mục đích, mục tiêu kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của ngân hàng, là việc xác định và điều hòa các nguồn tài nguyên để thực hiện chương trình, các mục tiêu kinh doanh, đó là việc tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhân viên của ngân hàng thực hiện các chương trình mục tiêu đề ra.
1.1.2. Đặc điểm của quản trị ngân hàng hiện đại:
Một là, quản trị ngân hàng hiện đại hướng tới sự phối, kết hợp các nguồn lực con người và vật chất trong các quá trình sản xuất, cung ứng các dịch vụ ngân hàng.
Hai là, nhà quản trị cần quan tâm đến yếu tố con người cả về phương diện năng lực chuyên môn, năng lực pháp lý, thói quen, tính cách và phẩm chất đạo đức của họ…
Ba là, nhà quản trị ngân hàng làm công việc tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát một bộ máy sản xuất ra cả các sản phẩm thông tin đi kèm các sản phẩm ngân hàng truyền thông khác.
1.1.3. Các nội dung của quản trị ngân hàng hiện đại:
(i) Hoạch định chiến lược, sách lược hoạt động: xác định mục tiêu mà ngân hàng phải đạt được trong từng khoảng thời gian nhất định.
(ii) Tổ chức và bố trí nhân sự: nhà quản trị làm các công việc sau:
- Nghiên cứu lại các công việc cần làm
- Tổ chức các bộ phận để thực hiện công việc đó.
- Bố trí người quản lý các bộ phận và các nhân viên của các bộ phận trên cơ sở gắn liền với khả năng của từng người với công việc, nhiệm vụ được giao.
- Xác định các mối quan hệ giữa các bộ phận, các cấp quản trị khác nhau… nhằm hỗ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động trong việc thực hiện mục tiêu của ngân hàng
Các cấp quản trị trong một ngân hàng theo các nguyên tắc quản trị hiện đại bao gồm: Ban lãnh đạo cao cấp, quản trị gia cấp trung gian, quản trị gia cấp cơ sở.
(iii) Lãnh đạo (điều khiển): là quá trình nhà lành đạo tác động lên hành vi của các đối tượng bị quản trị một cách có chủ đích, có định hướng, Lãnh đạo bao gồm việc đưa ra các quyết định có tính nguyên tắc mà mọi người phải tuân theo và tổ chức thực hiện các quyết định đó, đồng thời tạo điều kiện cho mọi cá nhân phát huy được khả năng của mình trong hành vi tập thể.
(iv) Phối hợp: sự liên kết các khả năng riêng biệt của từng người, từng bộ phận, từng yếu tố, Chức năng phối hợp phải gắn liền với chức năng tổ chức và lãnh đạo, được thực hiện trong từng hoạt động hàng ngày của nhân viên, Chức năng phối hợp là một bộ phận của chức năng tổ chức, nhưng nó được diễn ra trong ngày với tất cả các cấp quản trị,
(v) Kiểm tra: sự theo dõi của nhà quản trị về kết quả công việc của nhân viên,
Công việc kiểm tra cần thực hiện thường xuyên, liên tục và dựa trên hệ thống chỉ tiêu định hướng rõ rệt để lượng hóa các công việc một cách khoa học,
1.1.4. Các lĩnh vực của quản trị ngân hàng:
(i) Quản trị tổng quát: thiết lập các bộ phận và đưa ra kế hoạch hoạt động cho tất cả bộ phận; xác định quyền hạn, trách nhiệm từng bộ phận và kiểm tra, giám sát công việc của các bộ phận đó, Ngoài ra, quản trị tổng quát còn có chức năng đối ngoại: thiết lập các mối quan hệ với các bộ phận khác trong nội bộ, cấp chủ quản…
(ii) Quản trị tài chính: lập kế hoạch các nguồn tài chính của ngân hàng đảm bảo cho ngân hàng hoạt động bình thường; chọn lựa và đưa ra các quyết định đầu tư sinh lời, đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng,
(iii) Quản trị cung ứng dịch vụ ngân hàng: hoạch định dịch vụ, xác định chất lượng dịch vụ, đối tượng khách hàng và cung ứng sản phẩm,
(iv) Quản trị tiếp thị: đưa ra các biện pháp duy trì thị trường, phát triển thị trường, Bao gồm các công việc như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu môi trường kinh doanh, sản phẩm, quảng cáo tổ chức việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng nhanh nhất với chi phí thấp nhất,
(v) Quản trị nhân sự: tuyển chọn, huấn luyện nhân viên và Lập kế hoạch các chương trình khai thác nguồn nhân viên và sử dụng nhân viên có hiệu quả nhất; định ra chế độ lương bổng và các chế độ ưu đãi khác nhằm khích lệ nhân viên làm việc,
(vi) Quản trị tài sản Nợ–tài sản Có: quản trị các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của ngân hàng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, hạn chế được rủi ro phát sinh trong kinh doanh, Mục tiêu chủ yếu là khơi tăng các nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư có hiệu quả để vừa mang lại lợi nhuận cao vừa chấp hành đúng các quy chế của các cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng,
(vii) Quản trị vốn chủ sở hữu và sự an toàn của ngân hàng: Đảm bảo một mức vốn chủ sở hữu tối thiểu trên tổng số vốn kinh doanh của ngân hàng, Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản kinh doanh càng cao thì sự an toàn càng lớn
(viii) Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: Kiểm soát và hạn chế, phòng ngừa các loại rủi ro phát sinh cũng như đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất,
(ix) Quản trị kết quả tài chính: Lập kế hoạch các khoản chi tiêu và các khoản thu nhập do kinh doanh mang lại; đề ra các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí hợp lý và tăng các khoản thu trong kinh doanh cho ngân hàng,
1.2. Quản trị vốn chủ sở hữu, tài sản Nợ, tài sản Có
1.2.1. Quản trị vốn chủ sở hữu
Khái niệm: Quản trị vốn chủ sử hữu là việc nghiên cứu sự hình thành vốn chủ sở hữu của ngân hàng, và cơ cấu các thành phần vủa vốn củ sở hữu đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn và có lãi.
Việc quản trị vốn bao gồm cả việc hạ thấp chi phí vốn lẫn việc phân bổ vốn cho các dịch vụ tài chính sinh lợi.
Ý nghĩa của việc quản trị vốn chủ sở hữu:
- Tạo điều kiện để bảo vệ tài sản cho khách hàng đã ký thác tài sản tại ngân hàng.
- Tạo điều kiện để ổn định và tăng trưởng vốn chủ sở hữu một cách hợp lý, nhằm ngăn chặn các rủi ro và phá sản trong kinh doanh.
- Giúp nhà quản trị quản lý hiệu quả vốn chủ sở hữu và tạo ra sự bền vững trong tăng trưởng khả năng sinh lời.
- Đảm bảo cho ngân hàng đạt được một mức vốn chủ sở hữu, với kết cấu cảu các thành phần phù hợp với quy mô hoạt động và mức độ rủi ro trong kinh doanh.
Cách xác định mức vốn chủ sở hữu:
- Xác định theo giá trị sổ sách – chuẩn mực kế toán đã được chấp nhận phổ biến (Generally Accepted Accounting Principle – GAAP)
- Xác định theo chuẩn mực kế toán quy tắc (Regulatory accounting principle – RAP)
- Xác định theo giá thị trường (MVC – Market value Capital)
1.2.2. Quản trị TS Nợ
1.2.2.1. Khái niệm:
Tài sản Nợ là nguồn vốn mà ngân hàng tạm sử dụng và phải trả về số tiền nợ gốc và lãi, trên số tiền tạm sử dụng trong một thời gian nhất định,
1.2.2.2. Phân loại các tài sản nợ:
a. Các tài khoản giao dịch: là các loại tài khoản được khách hàng mở tại ngân hàng với mục đích để ngân hàng cung cấp những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bao gồm: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tín dụng khác; tài khoản vãng lai.
b.Các tài khoản phi giao dịch: là những tài khoản được khách hàng mở tại ngân hàng cho các loại tiền gửi định kỳ như tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân.Khách hàng chỉ được rút tiền ra theo một kỳ hạn được định trước về vốn gốc và lài. Khách hàng không được tham gia thanh toán không dùng tiền mặt.
c. Vay vốn trên thị trường tiền tệ: các ngân hàng thương mại có thể vay và cho vay lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân hàng; hay vay ngân hàng Trung ương.Các ngân hàng thương mại cũng có thể vay vốn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.

GRWMNoMH767bJ2p

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status