Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường khử đến sự giải phóng một số kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong mẫu đất lúa xã Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội - pdf 25

Link tải miễn phí Luận văn ThS. Khoa học môi trường


LỜI MỞ ĐẦU
Ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong môi trường đất là một vấn đề môi
trường đáng báo động ở nhiều nơi trên thế giới. Đã có nhiều nhà khoa học trong
nước và quốc tế đang nỗ lực trong việc nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp cho vấn
đề này. Các KLN không chỉ chịu ảnh hưởng từ các thành phần trong đất lúa như
khoáng sét, các chất hữu cơ hòa tan, các oxit sắt, mangan mà còn chịu tác động của
thế oxi hóa-khử trong môi trường ngập nước… Môi trường khử sau khi ngập nước
có tác động một cách trực tiếp tới trạng thái tồn tại của KLN, đồng thời tác động
gián tiếp tới tất cả các yếu tố trong môi trường đất lúa như sự hòa tan của các
cation, anion. Việc hiểu rõ hơn về tác động của điều kiện khử trong đất lúa ngập
nước tới các cation và anion chính là tiền đề để chúng ta nghiên cứu về sự tích lũy
KLN trong môi trường đất, qua đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu sự
ô nhiễm KLN trong môi trường đất.
Môi trường đất lúa có đặc thù riêng biệt. Việc mô phỏng sự di chuyển và
biến đổi của các KLN trong HST đặc biệt này là một bài toán khá phức tạp đối với
các nhà khoa học bởi “động thái” của các KLN trong đất lúa chịu ảnh hưởng đa
chiều từ các mối quan hệ với các tính chất và thành phần luôn biến động của đất.
Việc dẫn nước vào ruộng đã làm giảm rất mạnh quá trình trao đổi khí thông thường
giữa đất và khí quyển. Do canh tác trong điều kiện ngập nước, trạng thái khử chiếm
ưu thế trong đất làm cho tính chất của đất diễn biến theo chiều hướng khác nhiều so
với đất ban đầu khi chưa trồng lúa, hình thành loại đất mới với những đặc tính đặc
trưng. Tác động của nước tưới đối với môi trường đất lúa không chỉ dừng lại ở việc
làm thay đổi trạng thái ngập nước mà thành phần nước tưới, tính chất nước tưới
cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Sự hình thành điều kiện khử làm thay đổi
pH của môi trường, gián tiếp ảnh hưởng tới sự linh động của cation KLN. Môi
trường yếm khí khiến cho sắt và mangan tồn tại chủ yếu ở dạng Fe(II), Mn(II) hòa
tan, gián tiếp ảnh hưởng tới sự linh động của KLN. Vì vậy việc nghiên cứu tác
động của điều kiện khử dưới điều kiện ngập nước tới các cation, anion hòa tan trong đất, chất hữu cơ hòa tan trong đất là tiền đề cần thiết cho các nghiên cứu
về sự tích lũy hay di chuyển của KLN trong đất sau này.
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường khử đến sự giải
phóng một số kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong mẫu đất lúa xã Đại Áng,
Thanh Trì, Hà Nội” được thực hiện với mục đích đánh giá ảnh hưởngcủa môi
trường khử đến sự giải phóng của các KLN (Cu, Pb và Zn) trong đất lúa tại xã Đại
Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Đề tài sẽ thực hiện các nội dung sau:
- Phân tích các tính chất hóa lý cơ bản của đất nghiên cứu;
- Thiết lập môi trường khử nhân tạo để xác định động thái oxy hóa-khử, pH,
hàm lượng của một số KLN (Cu, Pb, Zn), hàm lượng của Fe, Mn theo thời gian.
- Đánh giá ảnh hưởng của môi trường khử đến một số yếu tố lý hóa trong đất
(pH, Eh, Fe 2+, Mn2+, Cu, Pb, Zn).


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status