Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái - pdf 25

Luận văn: Khai thác bền vững dịch vụ hệ sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại các vườn quốc gia Cát Bà, Xuân Thủy và Bidoup : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 44 03 01
Nhà xuất bản:ĐHKHTN
Ngày:2013
Chủ đề:hệ sinh thái
Ô nhiễm môi trường
Dịch vụ hệ sinh thái
Khai thác bền vững
Miêu tả:117 tr. + CD-ROM
Nghiên cứu cụ thể tình hình khai thác tại ba Vườn quốc gia (VQG) điển hình với các hệ sinh thái (HST) đặc trưng: VQG Bidoup với kiểu HST rừng trên núi trung bình, VQG Xuân Thủy đặc trưng cho kiểu HST đất ngập nước và VQG Cát Bà thay mặt cho HST rừng trên núi đá vôi và một diện tích lớn thảm rừng ngập mặn. Tổng kết tình hình khai thác Dịch vụ Hệ sinh thái (DVHST) tại ba VQG, nhận thấy: VQG Bidoup là một ứng cử viên mạnh mẽ cho PFES. Cơ chế này được chứng minh là phù hợp trong cách thức quản lý VQG BiDoup: tăng thu nhập cho người dân các xã vùng đệm, thiết lập 1 nguồn thu ổn định của VQG, cải thiện các DVHST của vườn; Hiện tại, VQG Xuân Thủy đang lên kế hoạch cũng như triển khai nhiều mô hình hướng tới khai thác bền vững DVHST của Vườn như: mô hình khai thác bền vững cây thuốc, sử dụng bền vững nguồn lợi ngao và mô hình du lịch sinh thái. Đối với VQG Xuân Thủy, có thể đề xuất một số mô hình PES tiềm năng như: mô hình PES cho hoạt động “Bảo vệ vùng ven biển”, “Du lịch sinh thái”, “Hấp thụ và lưu trữ Cacbon” và “Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, con giống tự nhiên và nguồn thức ăn và nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản; Các giá trị DVHST của VQG Cát Bà vẫn chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ, dẫn đến việc khai thác DVHST được đánh giá là chưa hiệu quả. Với đặc trưng HST rừng trên núi đá vôi và một diện tích lớn thảm rừng ngập mặn, bên cạnh những mô hình PES tiềm năng như đã đề xuất tại VQG Xuân Thủy, với lợi thế về giá trị cảnh quan VQG Cát Bà nên ưu tiên phát triển nghiên cứu thiết lập một cơ chế PES thích hợp đối với loại hình “Dịch vụ du lịch sinh thái” và “Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, con giống tự nhiên và nguồn thức ăn và nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản”. Mỗi VQG đều có đặc thù riêng ưu tiên phát triển mô hình PES tiềm năng phù hợp với điều kiện thực tế. Những bất cập về hệ thống chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái, năng lực quản lý của Bộ, ngành và các VQG, nhận thức và sự đồng thuận của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ,… là vấn đề tồn tại chính cần giải quyết trong các giải pháp nhằm tăng cường quản lý các VQG dựa trên việc khai thác bền vững DVHST của Vườn. Vì vậy, trong thời gian tới cần: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường không chỉ đối với HST rừng mà còn đối với các HST khác. Trong đó, xác định vai trò của Nhà nước là chính: thúc đẩy nhu cầu/cung ứng đối với các loại DVHST; thông tin tới các thành phần thị trường, thực hiện các nghiên cứu thí điểm, đánh giá kết quả trước khi nhân rộng; Các VQG cần có chiến lược thu hút đầu tư, tiến hành lượng giá tài nguyên thiên nhiên của vườn, xác định những vùng sinh thái tiềm năng chi trả DVHST vào khai thác; thực hiện các mô hình thí điểm và nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ các bộ Vườn và nhận thức của người dân về khai thác bền vững DVHST.
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Electronic Resources
Kiểu:Text
Định dạng:Text/pdf
Link tải Free download cho anh em Ket-noi:
01050001382.pdf

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status