Tiềm năng nguồn lợi cá vùng Đầm Nại (Tỉnh Ninh Thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
Các đầm phá ven biển (coastal lagoon) là một loại hình thủy vực rất tiêu biểu
ở dải ven bờ miền Trung. Ở đây có tất cả 12 đầm phá với tổng diện tích là 447,8
km2, lớn nhất là hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng tới 216 km2, nhỏ nhất là
đầm Nước Mặn 2,8 km2. Đầm Nại là một trong hệ 12 đầm, là một đầm có diện tích
trung bình, điển hình cho kiểu nhiệt đới khô hạn ven biển, có nguồn lợi thủy sản
khá phong phú, nằm trong khu vực dân cư tập trung của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh
Thuận. Giá trị của đầm Nại nói riêng cũng như của hệ đầm phá nói chung có vai trò
rất to lớn: cung cấp thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế
bao gồm nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp; là nguồn gen bao gồm nhiều loài
nước lợ và nước mặn thích nghi với điều kiện tự nhiên của đầm; vai trò trong điều
hòa nguồn nước ngầm, là bể chứa trong mùa mưa và là nguồn cung cấp nước cho
mùa khô, vai trò trong sản xuất sinh khối và lưu trữ dinh dưỡng, vai trò trong loại
hình kinh tế du lịch cho cả vùng.
Do có nhiều vai trò quan trọng như vậy nên hệ 12 đầm phá ven biển miền
Trung được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Riêng với khu đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai có khoảng hơn 40 công trình khảo sát và nghiên cứu đã được công bố, các
đầm phá như đầm Thị Nại, đầm Ô Loan, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều cũng được
nhiều tác giả quan tâm ở nhiều mặt khác nhau: từ địa chất, khí hậu,…đến các hệ
động thực vật. Tuy nhiên, trong thống kê gần đây nhất về các bài báo nghiên cứu
các đầm ven biển miền Trung thì vẫn chưa có nghiên cứu nào về thành phần loài cá
đầm Nại được công bố [33]. Trong khi đó, nghề khai thác nguồn lợi cá tự nhiên từ
đầm Nại đang ngày càng được đẩy mạnh bằng các ngư cụ mang tính chất hủy diệt
nguồn lợi như xung điện, chất độc, các ngư cụ có mắt lưới nhỏ,… đang dần gây ra
những tác động tiêu cực làm suy giảm tính đa dạng sinh học, giảm sút nguồn lợi cá
có giá trị thủy sản trong đầm. Những hậu quả của các tác động đó ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của những người dân cùng kiệt sống phụ thuộc đầm Nại, không
những thế, nó còn tác động ngược trở lại với sự phát triển của các nghề nuôi trồng
thủy sản và khai thác thủy sản trong đầm.
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu đánh giá nguồn lợi cá tại đầm Nại, tìm
ra những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến nguồn lợi là cần thiết để giúp công tác
quản lý tốt hơn, nhằm kết hợp hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá trong
đầm, phục vụ cho những nhu cầu về thực phẩm, sinh kế của cư dân quanh đầm. Với
bối cảnh như vậy, đề tài “Tiềm năng nguồn lợi cá vùng đầm Nại (tỉnh Ninh
Thuận) và đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển bền vững” được thực hiện
với các mục tiêu sau:
- Cung cấp dữ liệu về thành phần loài cá vùng đầm Nại
- Đánh giá hiện trạng khai thác nguồn lợi cá ở đầm Nại
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi
cá ở đầm Nại.


https://1drv.ms/b/s!AgJa1CtKrfM4hT9-sTtphWrW23Y9

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status