Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực Vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Sinh thái học -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài và đa dạng hệ sinh thái (HST) trong khu vực vịnh Vân Phong. Trong đó, bước đầu nghiên cứu một số nhóm thủy sinh vật nhạy cảm với dầu tràn có giá trị kinh tế và bảo tồn và đã có thông tin. Phân tích các nhân tố hình thành cảnh quan, tạo lập cơ sở khoa học phân vùng cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong.Thành lập bản đồ phân vùng cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong ở mức khái quát, với tỉ lệ: 1:100.000. Nghiên cứu xây dựng chỉ số nhạy môi trường với dầu tràn cho khu vực vịnh Vân Phong. Tiến hành đánh giá mức độ nhạy cảm và lập bản đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn cho khu vực vịnh Vân Phong tỉ lệ 1:100.000
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa nằm trong vùng ven biển Nam
Trung Bộ, Việt Nam. Vịnh có điều kiện tự nhiên khá đa dạng, tạo nên các hệ sinh
thái (HST) có mức độ đa dạng sinh học (ĐDSH) cao như: HST rạn san hô, HST
thảm cỏ biển, HST rừng ngập mặn… với nhiều loài sinh vật có giá trị kinh tế và
nhiều cảnh quan (CQ) ven biển hấp dẫn. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Vân
Phong có nhiều thuận lợi để quy hoạch phát triển cảng nước sâu tầm cỡ quốc tế.
Hiện tại, khu vực vịnh Vân Phong đang diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội
(KTXH) đa dạng với tần suất cao như: Hoạt động xuất nhập khẩu, trung chuyển
xăng dầu không bến, hoạt động hàng hải, cảng biển, kho vận, công nghiệp đóng tàu,
dịch vụ hậu cần cảng biển, du lịch, nghỉ dưỡng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Vân Phong đã được các nhà khoa học đánh giá là vùng ven biển có tiềm năng phát
triển kinh tế tổng hợp, hay một vùng biển “vàng” của Việt Nam. Năm 2010, Vân
Phong được phê duyệt quy hoạch phát triển thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa
lĩnh vực, trong đó cảng trung chuyển công-tơ-nơ quốc tế giữ vai trò chủ đạo kết hợp
với phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nhiều ngành
kinh tế biển khác [13] [34] [47].
Sự phát triển năng động với nhiều loại hình công nghiệp, dịch vụ, hàng hải và
nhất là hoạt động công nghiệp lọc hóa dầu, hoạt động thương mại và dịch vụ hậu
cần ngành dầu khí đang và sẽ diễn ra ở khu vực vịnh Vân Phong tiềm ẩn nguy cơ
xảy ra sự cố tràn dầu cao, đe dọa đến trạng thái cân bằng và bền vững của các HST
ở Vân Phong và vùng biển lân cận. Vân Phong được xếp vào nhóm những khu vực
biển có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu cao nhất ở Nam Trung Bộ. Như chúng ta đã
biết, sự cố tràn dầu trên biển thường gây ra ô nhiễm môi trường và suy thoái ĐDSH
nghiêm trọng trên diện rộng và hệ lụy lâu dài về cả phương diện KTXH và môi
trường. Ô nhiễm dầu tác động lâu dài và gây thiệt hại lớn đến nguồn tài nguyên sinh
vật, tài nguyên phi sinh vật, hủy diệt các HST, phá hủy cảnh quan, giảm sản lượng
và chất lượng sản phẩm thủy sản đánh bắt, thủy sản nuôi trồng, ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng và giảm lượng khách du lịch…
Nghiên cứu ĐDSH, sinh thái CQ giúp chúng ta xác định được các đặc điểm
ĐDSH, sinh thái CQ của các vùng lãnh thổ khác nhau, từ đó có thể phân tích, đánh
giá và phân chia được mức độ nhạy cảm của từng loại CQ, từng vùng lãnh thổ với
các chất ô nhiễm và tiến tới xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường, trong đó có bản
đồ nhạy cảm môi trường với dầu tràn. Bản đồ sẽ là một trong những công cụ hỗ trợ
ra quyết định hiệu quả, giúp các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền có thể đưa ra
những phương án xử lý có cơ sở khoa học, kịp thời và khả thi với từng tình huống
sự cố tràn dầu. Kết quả này sẽ góp phần phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch
bảo vệ môi trường, sinh thái nói chung và kế hoạch ứng phó tràn dầu nói riêng.
Ngoài ra, các thông tin về ĐDSH, sinh thái CQ và mức độ nhạy cảm của các loại
CQ trong vùng còn có thể góp phần hỗ trợ hữu ích cho một số chương trình nghiên
cứu hỗ trợ ra quyết định phục vụ quy hoạch phát triển KTXH khác. Với những lý do
trên học viên đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và
cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Bước đầu đánh giá mức độ đa dạng sinh học và hiện trạng cảnh quan khu vực
vịnh Vân Phong với mục tiêu góp phần ứng cứu sự cố tràn dầu. Đồng thời, thông
qua đề tài nghiên cứu này, học viên có thể từng bước học hỏi và nâng cao được các
kỹ năng nghiên cứu khoa học của mình.
- Mục tiêu cụ thể
 Thu thập được cơ sở dữ liệu về hiện trạng ĐDSH và cảnh quan ở khu vực
vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
 Phân tích, đánh giá về các nhân tố thành tạo cảnh quan ở khu vực vịnh
Vân Phong.
 Phân tích, đánh giá, xác định mức độ nhạy cảm với dầu tràn của các loại
cảnh quan ở khu vực vịnh Vân Phong, lập được bản đồ nhạy cảm môi trường với
dầu tràn khu vực vịnh Vân Phong.
 Ngoài ra, đề tài cũng mong muốn góp phần hoàn thiện phương pháp luận
và cơ sở khoa học khi ứng dụng phương pháp lập bản đồ nhạy cảm môi trường với
dầu tràn của Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia, Mỹ (NOAA) đã xây
dựng vào điều kiện Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của đề tài, luận văn tiến hành nghiên cứu các nội
dung sau:
 Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài và đa dạng HST trong khu vực
vịnh Vân Phong. Trong đó, bước đầu nghiên cứu một số nhóm thủy sinh vật nhạy
cảm với dầu tràn có giá trị kinh tế và bảo tồn và đã có thông tin.
 Nghiên cứu về các nhân tố hình thành cảnh quan, tạo lập cơ sở khoa học
phân vùng cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong.
 Thành lập bản đồ phân vùng cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong ở mức
khái quát, với tỉ lệ: 1:100.000.
 Nghiên cứu xây dựng chỉ số nhạy môi trường với dầu tràn cho khu vực
vịnh Vân Phong. Tiến hành đánh giá mức độ nhạy cảm và lập bản đồ nhạy cảm môi
trường với dầu tràn cho khu vực vịnh Vân Phong tỉ lệ 1:100.000.
Cấu trúc và nội dung của luận văn
Luận văn có cấu trúc gồm ba phần (mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận -
kiến nghị) được trình bày dạng văn bản với 106 trang, 12 bảng số liệu, 34 hình (bản
đồ, hình ảnh), kèm theo danh mục 65 tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt, Tiếng
Anh và phần phụ lục có 12 bảng số liệu.
Phần nội dung nghiên cứu gồm ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu: Nêu tổng quan các khái niệm về nội dung có
liên quan đến đề tài và các công trình nghiên cứu đã được triển khai ở khu vực vịnh
Vân Phong.
Chương 2: Khu vực, nội dung và phương pháp nghiên cứu bao gồm: giới thiệu
về khu vực nghiên cứu, nội dung và các phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận bao gồm:
 Các nhân tố hình thành cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong như: địa hình
nền đáy và đường bờ, đặc điểm thổ nhưỡng và trầm tích bề mặt, đặc điểm khí hậu,
thủy văn và động lực biển, các hoạt động nhân tác (hoạt động KTXH và quy hoạch
sử dụng đất).
 Hiện trạng đa dạng sinh học ở khu vực vịnh Vân Phong gồm có: đa dạng
hệ sinh thái và đa dạng thành phần loài động vật, thực vật.
 Cấu trúc sinh thái cảnh quan khu vực vịnh Vân Phong gồm có các nội
dung về: Chỉ tiêu phân hạng cảnh quan; cấu trúc và sắp xếp hệ thống các cảnh quan
ở khu vực vịnh Vân Phong; đặc điểm của các loại cảnh quan ở khu vực vịnh
Vân Phong.
 Phân vùng độ nhạy cảm môi trường với dầu tràn khu vực vịnh Vân Phong
bao gồm: Chỉ số nhạy cảm môi trường với dầu tràn của khu vực vịnh Vân Phong;
Phân chia mức độ nhạy cảm với dầu tràn của các loại cảnh quan trong khu vực vịnh
Vân Phong và lập bản đồ nhạy cảm môi trường với tràn dầu khu vực vịnh
Vân Phong.


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status