Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ...............................................................9
1.1. Khái niệm.........................................................................................................9
1.1.1. Làng nghề truyền thống.............................................................................9
1.1.2. Du lịch làng nghề truyền thống ...............................................................10
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống................................10
1.2.1. Nhu cầu của du khách ..............................................................................10
1.2.2. Tài nguyên du lịch làng nghề ...................................................................12
1.2.3. Nguồn nhân lực ........................................................................................13
1.2.4. Chính sách phát triển du lịch làng nghề truyền thống..............................13
1.2.5. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật ....................................................15
1.2.6. Vốn cho phát triển du lịch .......................................................................15
1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống...........................16
1.4. Khái quát về du lịch làng nghề ở Việt Nam ...................................................18
1.4.1. Làng nghề Việt Nam ................................................................................18
1.4.2. Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam..................................19
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch làng nghề truyền thống .........22
Tiểu kết chương 1......................................................................................................29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TỈNH BẮC NINH..................................................................30
2.1. Khái quát về du lịch Bắc Ninh.....................................................................30
2.1.1. Giới thiệu chung.....................................................................................30
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh.............................................32
2.2. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh...............38
2.2.1. Nhu cầu của du khách ..............................................................................38
2.2.2. Tài nguyên du lịch....................................................................................39
2.2.3. Nguồn nhân lực ........................................................................................48
2.2.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch làng nghề
truyền thống .......................................................................................................50
2.2.6. Hoạt động xúc tiến phát triển du lịch làng nghề truyền thống .................53
2.2.7. Đánh giá chung.........................................................................................53
2.3. Thực trạng du lịch làng nghề ở làng gốm Phù Lãng và làng tranh dân gian
Đông Hồ.................................................................................................................55
2.3.1. Lý do lựa chọn..........................................................................................55
2.3.2. Khách du lịch...........................................................................................56
2.3.3. Sản phẩm du lịch .....................................................................................59
2.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.........................63
2.3.5. Doanh thu du lịch .....................................................................................67
2.4. Tác động của hoạt động du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh ........68
2.4.1. Tác động tới chất lượng cuộc sống ..........................................................68
2.4.2. Tác động tới việc bảo tồn giá trị của làng nghề .......................................70
2.4.3. Tác động tới môi trường trong khu vực ...................................................70
Tiểu kết chương 2......................................................................................................72
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH BẮC NINH.......................................................74
3.1. Định hướng phát triển.....................................................................................74
3.1.1. Cơ sở định hướng .....................................................................................74
3.1.2. Các định hướng chính ..............................................................................74
3.2. Giải pháp phát triển ........................................................................................75

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch............................................................................75
3.2.2.Giải pháp về thị trường..............................................................................76
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm và liên kết các tuyến du lịch ...............................78
3.2.4. Giải pháp về đầu tư vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật .................................80
3.2.5. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương..............................................84
3.2.6. Giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề..................................86
3.2.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường .............................................87
3.2.8. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá ...............................................................89
3.3. Một số kiến nghị .............................................................................................90
Tiểu kết chương 3......................................................................................................91
KẾT LUẬN ..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................94
PHỤ LỤC................................................................................................................... i

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du
lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh chung, Du lịch Việt Nam đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ và tăng trưởng liên tục, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội nước ta, khẳng định chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng,
Nhà nước về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc
đổi mới, CNH - HĐH đất nước.
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, LNTT đang dần lấy lại vị trí quan trọng của
mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Mỗi LN
như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay
thế; một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùng miền, địa
phương. Phát triển du lịch LN chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được
nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi
ích to lớn của việc phát triển du lịch LN không chỉ thể hiện ở những con số tăng
trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế
nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó
là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch LNTT ở Việt Nam ngày càng hấp
dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và
cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng. Đi dọc chiều dài đất nước,
du khách gần như có thể dừng chân ở bất cứ địa phương nào để tìm hiểu về LNTT.
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn
3000 LN thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre
đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí. Trong đó tỉnh Bắc Ninh là địa
phương tập trung nhiều LNTT đặc sắc như: làng đúc đồng Đại Bái, làng gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng mây tre hun Xuân Lai, làng gốm
Phù Lãng… LN ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố

rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Lợi
thế của phần lớn các LN ở Bắc Ninh là nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả đường
bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch.
Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động LN đã đóng góp cho xã hội một lượng
hàng hoá khá phong phú, giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho cư dân
nông thôn, và một phần không nhỏ thu nhập có được là từ nguồn tiêu dùng của
khách du lịch. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý việc khai thác lợi thế của LN cho
việc phát triển du lịch của địa phương được xem là chưa hiệu quả và mang tính tự
phát, chưa hình thành cách làm chuyên nghiệp. Qua công tác thống kê cho thấy
lượng khách du lịch đến các LNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hàng năm có khoảng
15.000 - 20.000 lượt khách, chỉ chiếm tỷ trọng 0,3 - 0,4% tổng lượt khách đến Bắc
Ninh, đồng nghĩa với việc khai thác thế mạnh làng nghề truyền thống cho hoạt động
du lịch còn chưa được coi trọng. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để du lịch LN
thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn và bền vững hơn
cho mục tiêu phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá
trị văn hóa… được coi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt
Nam đang từng bước hội nhập toàn diện cùng với châu lục và thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, để đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải
pháp, kiến nghị nhằm khai thác tốt các thế mạnh của làng nghề vào việc phát triển
du lịch. Với mong muốn thúc đẩy du lịch Bắc Ninh phát triển hơn nữa, đồng thời
góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã lựa chọn
đề tài: “ Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh”
làm nội dung nghiên cứu.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Liên quan đến LN và du lịch LN thời gian qua đã có những công trình
nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Học viên đã tìm hiểu một số công trình
khoa học của các nhà khoa học để có thể vận dụng những kết quả khoa học đã đạt
được vào lĩnh vực nghiên cứu của luận văn, cụ thể là:
Thứ nhất là những nghiên cứu về LN và sự phát triển LN, gồm có:

- “Làng nghề truyền thống Việt Nam” [21], tác giả Phạm Côn Sơn.
- “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH
HĐH” [31] của tác giả Trần Minh Yến.
- “Phát triển cụm công nghiệp nông thôn từ làng nghề truyền thống” [2] của tác giả
Đào Thế Anh.
- “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” [1]
tác giả Bạch Thị Lan Anh.
- “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng Sông
Hồng”[7], tác giả Nguyễn Trí Dĩnh (chủ biên).
- “Một số vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề”[17] của tác giả Liên Minh.
- “Thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển làng nghề tỉnh BắcNinh” [16], Kỷ
yếu hội thảo khoa học của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
- ''Cho vay vốn để hỗ trợ các làng nghề truyền thống một hướng đi đúng góp phần
đẩy mạnh CNH- HĐH nông thôn Bắc Ninh''[28], tác giả Nguyễn Thế Thư.
- “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003.Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” [6] của tác
giả Nguyễn Như Chung.
Kết quả nghiên cứu của nhóm công trình khoa học này đã cung cấp một hệ
thống lý luận khoa học về LNTT của Việt Nam. Đồng thời, đã hệ thống hóa được
nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng và thiết thực trong quá trình khôi phục và
phát triển các LNTT, góp phần đưa sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn phù hợp với
xu hướng phát triển của thời đại.
Thứ hai là những nghiên cứu về du lịch LNTT, bao gồm:
- “Làng nghề du lịch Việt Nam” [5] của GS-TS Hoàng Văn Châu.
- “Tìm hướng phát triển cho du lịch làng nghề Việt Nam” [29], Trang tin Ban quản
lý di tích khu tưởng niệm các vua nhà Mạc.
- ''Mỗi làng một sản phẩm, là giải pháp để phát triển du lịch bền vững - kinh nghiệm
từ các nước và Việt Nam'' [8], tác giả Vũ Văn Đông.

- ''Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long - Một lợi thế văn hóa để phát
triển du lịch''[19], tác giả Nguyễn Phước Quý Quang.
- “Phát triển làng nghề, ngành nghề gắn với du lịch” [15], tác giả An Vân Khanh.
- “Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn và sự tham gia của các công ty du lịch lữ
hành vào việc phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam” [10] của tác giả Nguyễn
Xuân Hoản và Đào Thế Anh.
- ''Tiềm năng phát triển làng nghề du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế'' [4], tác giả Nguyễn
Thị Ngọc Cẩm.
- “Khai thác làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong các chương trình du lịch của tỉnh” [25],
chuyên đề của Phòng Nghiệp vụ Du lịch tỉnh Bắc Ninh 2013.
Kết quả của nhóm công trình khoa học này có ý nghĩa về mặt thực tiễn quan
trọng đối với xu thế phát triển ngành du lịch gắn liền với LNTT ở Việt Nam. Kết
quả này đã đưa ra được nhiều hướng mở cho quá trình phát triển ngành du lịch nói
chung, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc và giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nói riêng.
Đánh giá chung:
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận và giải quyết
vấn đề dưới những góc độ khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu các LNTT nhằm phục
vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì có ít công trình nghiên cứu chuyên sâu. Đó
là lý do học viên chọn đề tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền
thống tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch LN tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, đề
xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm khai thác tốt các thế mạnh của LN cho phát
triển du lịch, tạo ra những động lực thu hút mạnh mẽ lượng khách du lịch và đưa về
nguồn thu cao hơn từ du lịch cho địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết những vấn đề sau:


01u6o8UL2ys0T8m

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status