Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của quần thể Voọc mũi hếch Rhinopithecus Avunculus (Dollman, 1912) ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus (Dollman, 1912) là một trong 25
loài linh trƣởng đang bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất trên thế giới [112]. Đây là loài
thú đặc hữu của Việt Nam, chỉ phân bố ở một số tỉnh phía Bắc nhƣ Bắc Kạn, Hà
Giang và Tuyên Quang. Do tình trạng săn bắn quá mức và phá hoại sinh cảnh trong
nhiều thập k qua, Voọc mũi hếch (VMH) đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng.
Theo nhiều tác giả, hiện nay loài này chỉ còn 3 quần thể nhỏ với số lƣợng không
quá 300 cá thể [112, 115]. Đó là các quần thể ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang với khoảng 130 cá thể [29]; ở khu vực Chạm Chu, tỉnh
Tuyên Quang với khoảng 70 cá thể [115] và ở khu vực Khau Ca với khoảng 100 cá
thể [54]. Tuy nhiên, hai quần thể ở KBTTN Na Hang và khu vực Chạm Chu đang bị
đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động của con ngƣời. Các cuộc điều tra gần đây
cho thấy các quần thể này đã bị suy giảm nghiêm trọng [44].
Quần thể VMH ở khu vực núi Khau Ca thuộc vùng đệm KBTTN Du Già,
tỉnh Hà Giang, đƣợc các nhà khoa học FFI phát hiện năm 2002 [90]. Khu bảo tồn
loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang (KBT Khau Ca) đƣợc
thành lập theo Quyết định số 3115 QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Giang có diện tích là 2.024,8 ha, trong đó khu vực bảo vệ
nghiêm ngặt là 1.000 ha nằm trên địa bàn 3 xã gồm: Xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên;
xã Yên Định và xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang và Ban quản lý của
Khu bảo tồn đƣợc thành lập theo Quyết định số 56 QĐ-KL của Chi cục Kiểm lâm
Hà Giang [3]. Theo đánh giá gần đây của Tổ chức Bảo tồn Động thực vật quốc tế
(FFI), quần thể VMH ở KBT Khau Ca đang đƣợc bảo vệ khá tốt và có số lƣợng cá
thể ổn định, năm 2013 ghi nhận 108 - 113 cá thể [16]. Tuy nhiên, việc bảo tồn lâu
dài quần thể này cũng đang gặp những trở ngại lớn nhƣ: diện tích Khu bảo tồn quá
nhỏ (2.024,8 ha), sinh cảnh rừng chƣa bị tác động mạnh chỉ còn gần 1.000 ha, tình
trạng khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ vẫn thƣờng xảy ra trong Khu bảo
tồn tiếp tục làm suy thoái sinh cảnh rừng. Thêm vào đó, những hiểu biết hạn chế về
các yêu cầu sinh thái của loài cũng đang là trở ngại đáng kể cho công tác bảo tồn
VMH ở Việt Nam nói chung và ở KBT Khau Ca nói riêng.
Các loài linh trƣởng ăn lá (leaf monkeys) thƣờng lựa chọn ăn các bộ phận
thực vật (lá, hoa, quả, hạt,...) của một số nhất định các loài cây hiện có trong tự
nhiên để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của mình. Tuy nhiên, trong tự nhiên, thành
phần và sinh khối của các loài thực vật thƣờng biến động nhiều theo thời gian và
không gian. Vì vậy, trong quá trình tiến hóa, ở mỗi loài linh trƣởng đều hình thành
cơ chế thích nghi nhất định đối với sự biến đổi này. Kết quả là, mỗi loài linh trƣởng
chỉ lựa chọn ăn một số bộ phận của một số loài thực vật nhất định. Nếu thiếu các
nguồn thực vật này, sự sống của quần thể linh trƣởng đó s bị ảnh hƣởng, thậm chí
quần thể có thể bị suy giảm hay tuyệt chủng nếu nguồn thức ăn bị thiếu nghiêm
trọng và kéo dài. Vì vậy, hiểu biết về nhu cầu dinh dƣỡng và các yếu tố sinh hóa
ảnh hƣởng đến sự lựa chọn các loại thức ăn trong thiên nhiên của loài s giúp ích
cho công tác quản lý, bảo tồn chúng.
Mặc dù, tình trạng bảo tồn VMH là rất cấp thiết và đang nhận đƣợc quan tâm
lớn cả ở trong nƣớc và trên thế giới, nhƣng các yêu cầu sinh thái của VMH, đặc biệt
là yêu cầu sinh thái dinh dƣỡng còn rất ít đƣợc nghiên cứu. Vì vậy, chúng tui chọn
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái dinh dƣỡng của quần thể Voọc
mũi hếch Rhinopithecus avunculus (Dollman, 1912) ở khu vực Khau Ca, tỉnh
Hà Giang và đề xuất giải pháp bảo tồn”.
Luận án bao gồm 3 mục tiêu và 6 nội dung nghiên cứu chính sau:
Mục tiêu của luận án:
1. Xác định thành phần các loài cây thức ăn chính của VMH ở KBT Khau Ca,
các bộ phận thực vật VMH chọn ăn và tính chọn lọc thức ăn của VMH;
2. Xác định ảnh hƣởng của các chất dinh dƣỡng cơ bản, các chất hạn chế hấp
thu dinh dƣỡng và năng lƣợng trao đổi đến sự lựa chọn thức ăn của VMH;
3. Xác định các đặc điểm sinh cảnh, tính phù hợp của sinh cảnh cho hoạt động
kiếm ăn của VMH, những bất cập trong quản lý sinh cảnh VMH và đề xuất
các giải pháp quản lý sinh cảnh của VMH ở KBT Khau Ca.

Nội dung nghiên cứu:
1. Xác định thành phần các loài cây thức ăn chính của VMH ở KBT Khau Ca
và các bộ phận thực vật VMH chọn ăn.
2. Phân tích đánh giá tính chọn lọc thức ăn của VMH ở KBT Khau Ca trên
cơ sở kết quả điều tra thành phần các loài cây thức ăn và các loài thực vật bậc cao ở
KBT Khau Ca.
3. Phân tích sự khác biệt về hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng, các chất hạn chế
hấp thu dinh dƣỡng, năng lƣợng trao đổi trong các mẫu vật thực vật là thức ăn và
không phải thức ăn của VMH để xác định ảnh hƣởng của các chất này và năng
lƣợng trao đổi đến sự lựa chọn thức ăn của VMH.
4. Phân tích so sánh t lệ hàm lƣợng protein chất xơ trong các bộ phận VMH
ăn và không ăn để kiểm nghiệm giả thuyết về mô hình lựa chọn thức ăn có t lệ
protein/chất xơ cao ở thú linh trƣởng đối với VMH.
5. Xác định các đặc điểm địa hình, thủy văn và cấu trúc thảm thực vật ở KBT
Khau Ca; xác định các sinh cảnh phù hợp cho VMH hiện nay ở KBT Khau Ca,
đánh giá các chỉ tiêu sinh thái dinh dƣỡng của các sinh cảnh phù hợp (t lệ cây thức
ăn, t lệ sinh khối lá,...).
6. Xác định những bất cập trong quản lý sinh cảnh VMH ở KBT Khau Ca và
đề xuất các giải pháp quản lý sinh cảnh nhằm đảm bảo cho quần thể VMH ở đây có
thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
1) Luận án cung cấp nhiều dẫn liệu mới và đầy đủ nhất cho đến nay về đặc
điểm sinh thái dinh dƣỡng của VMH, hiện trạng sinh cảnh rừng ở KBT Khau Ca và
khả năng cung cấp thức ăn cho VMH của các sinh cảnh rừng ở đây.
2) Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho việc đánh giá sinh
cảnh và quản lý sinh cảnh VMH và bảo tồn quần thể VMH ở KBT Khau Ca nói
riêng và ở Việt Nam nói chung.

Các đóng góp của luận án:
1. Xác định đƣợc danh sách 38 loài cây thức ăn của VMH, thuộc 29 chi và 23
họ thực vật bậc cao. Trong đó, có 04 loài gồm Nghiến (Excentrodendron
tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nhọc lá nhỏ (Polyalthia thorelii) và
Sâng (Pometia pinnata) có tầm quan trọng đặc biệt về cung cấp thức ăn cho VMH ở
KBT Khau Ca. Xác định đƣợc các bộ phận thực vật VMH chọn ăn (lá non, cuống
lá, hoa, quả và hạt) và sự biến động độ phong phú của các bộ phận này theo các
tháng trong năm.
2. Lần đầu tiên phân tích so sánh hàm lƣợng của các chất dinh dƣỡng (protein,
lipid, carbohydrat, acid ascorbic và chất khoáng); các chất hạn chế hấp thu dinh
dƣỡng (phenol tổng số, tannin); năng lƣợng trao đổi trong các bộ phận thực vật
VMH ăn và không ăn. Qua đó đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của một số chất dinh
dƣỡng đến sự lựa chọn thức ăn của VMH và xác định đƣợc sự lựa chọn thức ăn ở
VMH phù hợp với “Mô hình hạn chế thu nạp các hợp chất thứ sinh”, “Mô hình hạn
chế thu nạp chất xơ” trong năm mô hình dinh dƣỡng chính và thuyết "Tìm kiếm
thức ăn tối ưu" - chọn các loại thức ăn có t lệ hàm lƣợng protein thô chất xơ, chất
khoáng cao.
3. Lần đầu tiên đánh giá định lƣợng khả năng cung cấp thức ăn cho VMH
của các dạng sinh cảnh rừng ở KBT Khau Ca. Trên cơ sở đó, xác định đƣợc sự
hạn hẹp về diện tích của các sinh cảnh còn phù hợp cho VMH ở KBT Khau Ca
(dƣới 1.000 ha) và bƣớc đầu xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá tính phù hợp
sinh thái dinh dƣỡng của các sinh cảnh rừng: Có nhiều cây gỗ lớn với t lệ
protein thô chất xơ (CP ADF) trong lá cao và hàm lƣợng các hợp chất thứ sinh
thấp; Các cây thức ăn có t lệ độ phủ lớn ( 37 ) và t lệ sinh khối lá lớn (
36 ); Có nguồn thức ăn phong phú trong tất cả các tháng trong năm.
4. Xác định đƣợc những hạn chế về điều kiện sinh cảnh, các đe dọa làm suy
thoái sinh cảnh, những bất cập trong quản lý và bảo vệ sinh cảnh ở KBT Khau Ca
và đề xuất bốn nhóm giải pháp chính để bảo tồn và quản lý bền vững sinh cảnh
VMH ở KBT Khau Ca.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status