Tình hình tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần đây - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
_Toc366787332CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG.........................Error! Bookmark not defined.
1. Khái niệm 2
2. Phân loại 2
2.1. Tai nạn lao động chết người 2
2.2. Tai nạn lao động nặng 3
2.3. Tai nạn lao động nhẹ 3
3. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động 3
3.1. Nguyên nhân chủ quan 3
3.2. Nguyên nhân khách quan 4
4. Biện pháp khắc phục tai nạn lao động Error! Bookmark not defined.
4.1. Thiết bị che chắn. 4
4.2. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa. Error! Bookmark not defined.
4.3. Tín hiệu, báo hiệu. Error! Bookmark not defined.
4.4. Khoảng cách an toàn Error! Bookmark not defined.
4.5. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa Error! Bookmark not defined.
4.6. Thiết bị an toàn riêng biệt cho một số thiết bị, công việc. Error! Bookmark not defined.
4.7. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Error! Bookmark not defined.
4.8. Phòng cháy, chữa cháy Error! Bookmark not defined.
_Toc366787332CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TAI NẠN......................Error! Bookmark not defined.
1. Tình hình chung Error! Bookmark not defined.
2. Thực trạng về tình hình tai nạn lao động ở nước ta những năm gần đây Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng năm 2011 Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng năm 2012. Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng năm 2013 Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 10

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì các nhu cầu của con người được đáp ứng nhiều hơn, đầy đủ hơn. Cuộc sống của con người do đó cũng tốt hơn, tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật lại làm cho cuộc sống của con người phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh đe dọa cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,...
Đặc biệt khi kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển nhiều ngành kinh tế ra đời thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào lực lượng lao động. Song song với nó là vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày một ra tăng. Điều này do nhiểu nguyên nhân nhưng chủ yếu do vấn đề lao động còn chưa được chú ý nhiều và các chế độ đảm bảo từ phía nhà nước và người sử dụng lao động còn chưa hoạt động một cách có hiệu quả. Nhất là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mà mục tiêu của chúng ra là tiến lên xã hội chủ nghĩa, một xã hội đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con người. Để đạt được mục tiêu này chúng ta phải cân đối giữa phát triển kinh tế với phát triển các vấn đề phúc lợi cho mọi người.
Trước tình hình trên, em chọn đề tài "Tình hình tai nạn lao động ở nước ta trong những năm gần đây" để nghiên cứu.
Bài viết gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Tai nạn lao động
Chương 2. Thực trạng về tình hình tai nạn lao động ở nước ra trong những năm gần đây
Chương 3. Kiến nghị và đề xuất


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG
1. Khái niệm
Theo tổ chức lao động thế giới (ILO) "Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hay gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc." [1]
Theo nguồn thông tin khác thì "Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, là hậu quả của sự tác động đột ngột từ các yếu tố nguy hiểm có hại, gây chết người hay làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể người lao động." [9]
Khái niệm Tai nạn lao động được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát nhất đó là Tai nạn lao động là tai nạn làm tổn thương bất kỳ bộ phận cơ thể nào hay làm chết người do tác động đột ngột của yếu tố bên ngoài trong quá trình lao động.
• Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và:
+ Nơi thường trú hay nơi tạm trú của người lao động.
+ Nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công.
- Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách.
Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
2. Phân loại
Tai nạn lao động được chia thành 3 loại:
2.1. Tai nạn lao động chết người
Là tai nạn lao động dẫn đến chết người (chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian
đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra,...
2.2. Tai nạn lao động nặng
Là người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư liên tịch số: 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN.
2.3. Tai nạn lao động nhẹ
Là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên.
3. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
3.1. Nguyên nhân chủ quan
Trước hết, đó là do chính các thiết bị không bảo đảm an toàn, hay do điều kiện làm việc không tốt. Tại những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ thì điều kiện thiết bị công nghệ lạc hậu. Trang, thiết bị an toàn thiếu hay không bảo đảm yêu cầu. Đặc biệt, nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng chưa được kiểm tra, đăng ký sử dụng.
Tiếp đó là nhận thức của người sử dụng lao động không quan tâm tới công tác an toàn và bảo hộ lao động. Thực tế, người sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp tư nhân, trong đó có cả một số doanh nghiệp nhà nước, để đảm bảo lợi nhuận nên các chi phí bị giảm tới mức tối đa, do vậy, công tác bảo hộ lao động bị coi nhẹ. Mặc dù đã được thông báo về những nguy cơ gây tai nạn lao động nhưng người sử dụng lao động vẫn làm ngơ, không thực hiện những giải pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến nhận thức của chính người lao động về tầm quan trọng của công tác an toàn chưa cao. Mặc dù biết mức độ nguy hiểm nhưng nhiều người sử dụng các thiết bị vẫn không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn. Hiện nay, tất cả các thiết bị áp lực, từ các bình gas, bình chứa khí nén cho tới các lò hơi hiện đại trong các nhà máy nhiệt điện đều đã có các tiêu chuẩn an toàn trong tất cả các khâu từ sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng… nhưng người sử dụng vẫn vi phạm các tiêu chuẩn an toàn này.
Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động còn nhiều bất cập so với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế.
3.2. Nguyên nhân khách quan
Ngoài những nguyên nhân do thiết bị, do người sử dụng lao động, do người lao động,...thì phải kể đến các nguyên nhân như: thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hay không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc.
4. Biện pháp khắc phục tai nạn lao động
Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sinh trong lao động, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng:
4.1. Thiết bị che chắn
Thiết bị che chắn là thiết bị dùng để cách ly vùng nguy hiểm và người lao động; ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hay vật rơi, văng bắn vào người lao động.
4.2. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa
Thiết bị bảo hiểm là thiết bị dùng để ngăn chặn tác động xấu so sự cố của quá trình sản xuất gây ra, ngăn chặn, hạn chế sự cố sản xuất. Sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hay thấp quá, cường độ dòng điện quá cao,.. Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hay bộ phận của máy.
4.3. Tín hiệu, báo hiệu
Tín hiệu, báo hiệu dùng để: nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh, không bị tác động xấu của sản xuất như: biển báo, đèn báo, cờ hiệu, còi báo động,... Hướng dẫn thao tác: bảng điều khiển hệ thống tín hiệu bằng tay điều khiển cần trục, lùi xe ô tô,... Nhận biết quy định về kỹ thuật và kĩ thuật an toàn
qua dấu hiệu quy ước về màu sắc, hình vẽ: biển báo chỉ đường,..
4.4. Khoảng cách an toàn
Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại phương tiện, thiết bị hay khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau

pQpfp3L0aR31Bu7
Vấn đề Văn hóa an toàn lao động tại các Doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status