Xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Tập trung vào việc xây dựng những nền tảng lý thuyết về KPI, KPI cho truyền hình, những đặc trưng, đặc điểm, lợi ích khi xây dựng bộ chỉ số và đưa ra những nền tảng lý luận cần thiết để xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu suất cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam. Luận giải về hiện trạng hoạt động các kênh truyền hình Việt Nam hiện nay, để có những cơ sở lý luận khoa học chỉ ra yếu tố cần để xây dựng một bộ chỉ số đo lường hiệu suất, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Đưa ra giả thiết về việc xây dựng một bộ chỉ số đo lường hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam. Bước đầu áp dụng thí nghiệm bộ chỉ số này vào một kênh truyền hình cụ thể. Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng bộ chỉ số đo lường hiệu suất này.
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ...........................................................................................7
7. Kết cấu luận văn.............................................................................................................7
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CHỈ SỐ ĐO LƢỜNG HIỆU
SUẤT.....................................................................................................................................8
1.1. Lý thuyết về chỉ số KPI cho doanh nghiệp và KPI cho hoạt động truyền hình .............8
1.2. Đặc điểm của bộ chỉ số KPI truyền hình......................................................................16
1.3. Lợi ích trong việc sử dụng bộ chỉ số KPI truyền hình .................................................21
1.4. Những nền tảng cần thiết để xây dựng bộ chỉ số KPI cho truyền hình........................28
1.5. Các bƣớc quy trình xây dựng bộ chỉ số KPI cho truyền hình nói chung: ....................32
CHƢƠNG II: HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM NHÌN TỪ TIÊU CHÍ
KIỂM SOÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KPI ..................................................................................42
2.1. Khái quát về hiện trạng quản lý các kênh truyền hình Việt Nam hiện nay..................42
2.2. Phân tích bộ chỉ số áp dụng tại các kênh truyền hình quốc tế Astralia network..........60
2.3. So sánh với bộ chỉ số đo lƣờng KPI với một số chỉ số quản lý đang áp dụng hiện tại
Việt Nam..............................................................................................................................71
CHƢƠNG III: XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ĐO LƢỜNG HIỆU SUẤT CHO KÊNH
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM............................................................................................78
3.1. Những giả thiết cơ bản về bộ chỉ số nội bộ kênh truyền hình phù hợp điều kiện Việt
Nam......................................................................................................................................78
3.2. Đề xuất về đối tƣợng áp dụng bộ chỉ số KPI trong điều kiện Việt Nam......................93
3.3. Thí nghiệm áp dụng bộ KPI cho một trƣờng hợp điển hình tại Việt Nam.................101
3.4. Dự báo khó khăn thách thức và kiến nghị giải pháp ..................................................115
KẾT LUẬN.......................................................................................................................122
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 124
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay Việt Nam cũng có khoảng hơn 100 kênh
truyền hình phục vụ khán giả, gồm hệ thống các kênh truyền thống miễn phí, các
kênh tính phí và các kênh mua bản quyền của nƣớc ngoài. Nội dung các kênh cũng
dần đƣợc chuyên biệt hóa cho các đối tƣợng công chúng: kênh tin tức, kênh phim
truyện, kênh thể thao, kênh khoa học...Đi kèm với sự chuyên biệt về các kênh là sự
đa dạng trong các chuyên mục nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng. Công chúng
hoàn toàn có quyền đƣa ra những lựa chọn cho những kênh mà mình muốn xem, và
các nhà đài phải sản xuất những chƣơng trình để hút công chúng không rời mắt khỏi
màn hình của mình. Cạnh tranh công chúng, cạnh tranh doanh thu đang là những
bài toán đặt ra cho các kênh trong xu thế nở rộ các kênh truyền hình hiện nay.
Truyền hình có thể đƣợc tìm hiểu từ góc độ kinh tế, trong đó mỗi kênh
truyền hình đƣợc coi nhƣ một doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh
để khẳng định thƣơng hiệu, tăng doanh thu sản phẩm là nhiệm vụ sống còn. Để có
thể có những hƣớng đi cụ thể đó, các nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là những
doanh nghiệp trong những lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất khối lƣợng sản phẩm
lớn... luôn đòi hỏi phải có một hệ thống quản lý chất lƣợng đầy đủ. Điều này giúp
cho những nhà quản lý biết đƣợc thực trạng doanh nghiệp mình đang ở đâu, đang
gặp phải khó khăn gì, hƣớng đi và nhiệm vụ chiến lƣợc của doanh nghiệp trong thời
gian tới là gì? Sự chú tâm trong việc quản lý chặt chẽ bằng những bộ chỉ số giúp
doanh nghiệp giúp những nhà kinh doanh đƣa ra đƣợc cho mình những hƣớng đi
đúng.
KPI là chữ viết tắt của Key Performance Indicator, là chỉ số đo lƣờng hiệu
suất, giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng trƣởng so với mục tiêu
đã đề ra. Một khi doanh nghiệp đã hình thành sứ mệnh, xác định những nhân tố ảnh
hƣởng và đề ra mục tiêu, doanh nghiệp cần đo lƣờng sự tăng trƣởng so với
những mục tiêu đã đề ra. KPI chính là thƣớc đo sự tăng trƣởng này. Nhƣ vậy, một câu hỏi đƣợc đặt ra, tại sao các doanh nghiệp Việt và các kênh
truyền hình trên thế giới đã có thể xây dựng cho mình một bộ chỉ số KPI mà truyền
hình Việt lại chƣa thể làm đƣợc?
Ở Việt Nam, bộ chỉ số KPI đã đƣợc nhiều doanh nghiệp tìm hiểu, áp dụng.
Tuy nhiên, khái niệm này chƣa đƣợc những ngƣời làm truyền hình biết tới. Thật
khó để đánh giá hiệu quả, hiệu suất của một kênh truyền hình, thế nào là tốt, thế nào
là xấu hay là một kênh truyền hình dở... một cách chính xác, bằng những thông tin
đƣợc LƢỢNG HOÁ. Luôn có những mô típ “chung chung” trong các văn bản báo
cáo tổng kết hoạt động truyền hình là: “đóng góp quan trọng”, “có những hoạt động
thiết thực”, “góp phần trong thành tích chung”… Đã đến lúc phải đánh giá hoạt
động truyền hình đúng với bản chất của nó, bằng những cơ sở khách quan, khoa
học. Trong xu thế cạnh tranh môi trƣờng truyền thông truyền hình, việc quản lý
truyền hình theo kiểu hô hào khẩu hiệu không còn hợp lý nữa.
Với những kênh phát thanh,truyền hình của Hiệp hội phát thanh truyền hình
của hơn 100 tổ chức phát sóng ở châu Âu, châu Á, châu Phi, vùng Caribbean, Úc,
Thái Bình Dƣơng, Bắc và Nam Mỹ (CBA), bộ chỉ số KPI đã không còn là lạ lẫm,
mỗi kênh phát thanh và truyền hình đều tự xây dựng cho mình một hệ thống chỉ số
đo lƣờng phù hợp. Chúng ta có thể tìm hiểu và từng bƣớc xây dựng bộ chỉ số phù
hợp với thực tế hoạt động của ngành truyền hình Việt Nam, theo đúng định hƣớng
của nền báo chí cách mạng. Việc xây dựng và quản lý một bộ chỉ số KPI giúp đơn
vị đó đánh giá chính xác nhất kết quả công tác đạt đƣợc của mỗi cấp độ quản lý, từ
đó có thể đƣa ra những chính sách đãi ngộ, khen thƣởng thích đáng, kịp thời. KPI
tạo cơ sở khoa học cho đơn vị hoạch định những chính sách phát triển vô hình nhƣ:
chiến lƣợc đào tạo, phát triển tri thức doanh nghiệp, tối ƣu hóa giá trị của yếu tố
quản lý thuộc các quá trình nội bộ, khai thác các giá trị có thể từ khách hàng. Đó là
nền tảng để có đƣợc các thành công về tài chính.
Việc xây dựng một bộ chỉ số đo lƣờng hiệu quả kênh truyền hình trong xu
thế nở rộ các kênh truyền hình hiện nay là rất quan trọng. Ở Việt Nam, hiện chƣa có
một nghiên cứu đầy đủ, cụ thể và tổng quát về lĩnh vực này, trong khi đó, những chỉ
số này sẽ giúp các cơ quan truyền hình quản lý tốt hơn và nâng cao chất lƣợng hơn các chƣơng trình phát sóng của mình. Đồng thời việc xây dựng bộ chỉ số sẽ giúp
những nhà quản lý kênh truyền hình có những cái nhìn toàn diện về mục tiêu, chiến
lƣợc, cũng nhƣ vị trí của mình trong môi trƣờng cạnh tranh truyền thông hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, tui nghiên cứu tƣ liệu và nhận
thấy rằng chƣa có công trình nghiên cứu nào hệ thống về vấn đề này, hệ thống tài
liệu lý luận ở Việt Nam về nội dung này vẫn còn yếu và thiếu. Thậm chí khái niệm
KPI còn hoàn toàn mới mẻ với rất nhiều cán bộ quản lý các cơ quan báo chí. KPI
mới chỉ đƣợc biết đến trong các lĩnh vực của hoạt động doanh nghiệp là chủ yếu.
"Xây dựng bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI cho kênh truyền hình trong điều
kiện Việt Nam" là một đề tài có yếu tố liên ngành cao, giữa truyền thông, quản trị
doanh nghiệp, quản trị nhân sự và lĩnh vực kinh tế truyền hình.
Trong hoạt động quản trị kinh doanh, KPI là một bộ công cụ chỉ số đo lƣờng
và đánh giá mới, nên chƣa có nhiều các công trình nghiên cứu lớn, cụ thể về vấn đề
này. Việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại nhiều ở các bài viết tham khảo trong các hội
nghị khoa học của lĩnh vực kinh tế, quản trị hay một số khóa luận tốt nghiệp tại các
trƣờng đại học Kinh tế, Thƣơng mại. Nhƣng các đề tài này lại tập trung về một số
mảng cụ thể, chứ không bao quát lớn.
Trong hoạt động kinh tế truyền hình, thuật ngữ "Kinh tế truyền hình" cũng
đã có đƣợc những công trình nghiên cứu khoa học cụ thể. Đầu tiên có thể nói đến
luận án "Mở rộng mạng lƣới truyền hình quốc gia cho phù hợp với cung cầu về
truyền hình ở Việt Nam hiện nay", của tác giả Thái Minh Trần (1993), đây có thể
coi là công trình đầu tiên đề cập đến khía cạnh của kinh tế truyền hình. Rồi đến
công trình "Những phƣơng hƣớng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm
truyền hình cho phù hợp với cung cầu về truyền hình Việt Nam hiện nay" của tác
giả Đinh Quang Hƣng (1996) đi sâu vào việc phân tích quy trình sản xuất sản phẩm
truyền hình nhƣ một loại hình hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Công trình
"Một số giải pháp phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình
Việt Nam" của tác giả Hoàng Ngọc Huấn (2011) lại tiếp tục đề cập sâu về một trong
những vấn đề mới của truyền hình - lĩnh vực trả tiền. Luận án "Xu hƣớng phát triển
của truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế học truyền thông" của tác giả Bùi Chí Trung, tiếp tục cung cấp những lý luận sâu sắc về hoạt đông kinh tế truyền
hình, xu hƣớng phát triển của truyền hình dƣới góc độ của kinh tế học truyền thông.
Hệ thống lý luận này đã cung cấp những nền tảng cơ bản về kinh tế truyền hình ở
Việt Nam, là nguồn tài liệu quan trọng cho tui trong quá trình nghiên cứu xây dựng
bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất cho kênh truyền hình Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những đánh giá khách quan của các chuyên gia, những nhà quản lý
lãnh đạo các kênh truyền hình, các thống kê có tính khoa học đáng tin cậy cũng nhƣ
sự nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh, tui muốn đƣa vào đề tài cách tiếp cận mới,
một hƣớng nhìn đa chiều về vị trí, vai trò của việc cần xây dựng một bộ chỉ số đánh
giá hiệu suất đối với một kênh truyền hình ở Việt Nam.
Luận văn cũng đặt ra mục đích phác họa những đƣờng nét ban đầu của một
hệ thống tiêu chí mang tính cơ bản, đồng thời dựa vào căn cứ này để thử nghiệm
đánh giá hiệu quả hoạt động của một số trƣờng hợp thực. Trên cơ sở các kết luận
phân tích trên để đƣa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất hoạt
động của kênh truyền hình.
3.2 Nhiệm vụ
Luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu
- Tập trung vào việc xây dựng những nền tảng lý thuyết về KPI, KPI cho
truyền hình, những đặc trƣng, đặc điểm, lợi ích khi xây dựng bộ chỉ số và đƣa ra
những nền tảng lý luận cần thiết để xây dựng bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất cho kênh
truyền hình trong điều kiện Việt Nam.
- Luận giải về hiện trạng hoạt động các kênh truyền hình Việt Nam hiện nay,
để có những cơ sở lý luận khoa học chỉ ra yếu tố cần để xây dựng một bộ chỉ số đo
lƣờng hiệu suất, phù hợp với xu hƣớng phát triển hiện nay.
- Đƣa ra giả thiết về việc xây dựng một bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất KPI cho
kênh truyền hình trong điều kiện Việt Nam. Bƣớc đầu áp dụng thí nghiệm bộ chỉ số
này vào một kênh truyền hình cụ thể. Phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó
khăn khi áp dụng bộ chỉ số đo lƣờng hiệu suất này.


fqhGtCIhBc062di
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status