Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Báo chí học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hóa và xây dựng các khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu, góp phần làm rõ khung lý thuyết và nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng. Khảo sát các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng đã đăng tải trên các báo: Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM, Công An TP.HCM, Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, Phụ Nữ, Lao Động (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2007), để phân tích những đặc điểm định hình nên phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng. Khảo sát nguồn tư liệu riêng từ phía gia đình cố nhà báo Trần Bạch Đằng, và tìm hiểu những ý kiến, đánh giá nhận xét từ báo giới, từ công chúng, từ các nhà lãnh đạo có uy tín… nhằm phục vụ cho mục đích đề tài. Phân tích so sánh dựa trên lý thuyết và tư liệu khảo sát để nhận diện những đặc điểm nổi bật trong phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, từ đó, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm về ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận và nêu lên một số giải pháp về việc nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí và về hoạt động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận
MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Từ khi ra đời và phát triển đến nay, báo chí luôn vận động trong sự đổi mới
cả nội dung và hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao
của công chúng. Điều đó làm hình thành một hệ thống các nhóm thể loại riêng của
báo chí. Trong đó, mỗi nhóm thể loại có đặc điểm riêng, cách thức riêng, lợi thế
riêng trong việc phản ánh hiện thực khách quan. Đồng thời, nó cũng làm xuất hiện
những tác giả, nhà báo không ngừng sáng tạo trong việc sử dụng thể loại báo chí
với ngôn ngữ, giọng điệu mang đặc trƣng riêng của mình để tạo ra những tác phẩm
báo chí hấp dẫn bởi vừa có khả năng thông tin sự kiện, vừa sử dụng lý lẽ soi vào sự
kiện hiện tƣợng nhằm định hƣớng công chúng đến hành động tích cực.
Nhóm thể loại báo chí chính luận ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. Thế
mạnh của nhóm thể loại này thể hiện ở năng lực thông tin lý lẽ trên cơ sở của những
sự việc, sự kiện, hoàn cảnh, tình huống tiêu biểu mới xuất hiện trong đời sống với
một nghệ thuật lập luận chặt chẽ, với việc sử dụng bút pháp, ngôn từ rất mềm dẻo,
linh hoạt. Các tác phẩm báo chí chính luận có khả năng bao quát cuộc sống, phản
ánh từ những sự kiện trọng đại đến nét sinh hoạt đời thƣờng trong mọi lĩnh vực
chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội. Nó theo sát diễn biến của đời sống, nhạy bén
với những sự kiện mới mẻ trong dòng thời sự, có khả năng phát hiện hƣớng vận
động của hiện thực. Với tất cả những khả năng trên, báo chí chính luận trở thành
nhóm thể loại xung kích không thể thiếu trên mặt trận văn hóa thông tin.
Mỗi nhà báo đến độ phát triển nào đó của tài năng thì cũng bộc lộ rõ phong
cách. Có phong cách báo chí lớn nhƣ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với cuộc đời
trên 50 năm hoạt động báo chí và hàng nghìn bài báo. Đó là phong cách của một
nhà báo chiến sỹ suốt cuộc đời đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc và hạnh
phúc của nhân dân, luôn luận chiến chống lại kẻ thù bằng chính nghĩa và lý lẽ sắc
bén. Ngƣời từng nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang
giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Có thể nói trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng Tổ quốc, nền báo chí cách mạng đã sản sinh ra những ngƣời con ƣu tú.
Với tinh thần trách nhiệm cao trƣớc xã hội, trƣớc nhân dân, họ luôn quan tâm đến
hầu hết các lĩnh vực của đời sống, nhạy cảm trƣớc những biến thiên tích cực cũng
nhƣ tiêu cực của xã hội, rất nghiêm khắc trong việc phê phán những hiện tƣợng sai
trái và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới đất nƣớc. Những tác phẩm đó góp
phần không nhỏ trong việc cổ vũ, khích lệ những nhân tố mới, đấu tranh chống tiêu
cực, đem đến cho nhân dân sự tin tƣởng vào đƣờng lối, chủ trƣơng cách mạng đúng
đắn của Đảng và Nhà nƣớc. Nhà báo Trần Bạch Đằng là một trong số ít những
ngƣời con ƣu tú đó.
Trong cuộc đời 60 năm cầm bút, Trần Bạch Đằng là cây bút đa dạng, đa tài.
Trong con ngƣời Tƣ Ánh – tên thƣờng nhật của ông – còn có nhà thơ Hƣởng Triều,
nhà văn Nguyễn Hiểu Trƣờng, nhà viết kịch nói và kịch bản điện ảnh Nguyễn
Trƣơng Thiên Lý, nhà chính luận Trần Quang, nhà nghiên cứu lịch sử, địa chí Trần
Bạch Đằng… Và quán xuyến trên tất cả, ông là nhà hoạt động chính trị, tham gia
phong trào cách mạng từ năm 17 tuổi, đã từng giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng và
đƣợc trao tặng Huân chƣơng Hồ Chí Minh. Nhƣng, nhƣ lời ông tự bạch trong cuốn
Trần Bạch Đằng – cuộc đời và ký ức: “Báo chí là trận địa mà tui ưa thích, và viết
báo với tất cả hứng thú sẽ cùng đi với tui đến khi tui không còn viết được nữa”.
Trong thời gian 20 năm (1987-2007), Trần Bạch Đằng tập trung tinh thần và
trí tuệ vào công việc của nhà viết chính luận. Đặc biệt trong 10 năm cuối đời, tên
của Trần Bạch Đằng hầu nhƣ không hề vắng mặt trên các nhật báo, tuần báo, bán
nguyệt san và nguyệt san. Các tác phẩm báo chí chính luận của ông không chỉ đƣợc
đăng tải trên các báo của thành phố Hồ Chí Minh, mà còn trên các báo của địa
phƣơng Nam bộ và cả các báo ở trung ƣơng. Có thể nói, trong suốt 3.650 ngày đó,
không ngày nào là không có bài của Trần Bạch Đằng, không đăng ở báo này thì
đăng ở báo khác. Điều đó cho thấy sức đọc, sức suy nghĩ, sức viết của ông thật đáng
khâm phục.
Với nền tảng văn hóa sâu rộng, mỗi khi đặt bút, Trần Bạch Đằng phân tích,
lý giải các vấn đề hết sức thông tuệ, thuyết phục, độc đáo. Hầu nhƣ bất kỳ bài nào
của ông, từ thiên bút ký dài cho đến tiểu phẩm mƣơi, mƣời lăm dòng, ngƣời ta cũng
có thể lẩy ra những ý mới, những nhận xét, suy ngẫm ít ngƣời nghĩ tới. Có lẽ, chính
những điều này đã làm cho giọng văn chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng rất
đặc biệt, mang đậm phong cách cá nhân, không thể lẫn với bất kỳ ai khác.
Nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng để thấy
đƣợc những đóng góp giá trị của ông cho thể loại báo chí chính luận, để rút ra đƣợc
những bài học kinh nghiệm về ứng xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận cho
thế hệ nhà báo đang và sẽ viết thể loại báo chí chính luận là một công việc hết sức
cần thiết, mang nhiều ý nghĩa. Chính vì thế, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tôi
chọn đề tài nghiên cứu: PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN CỦA NHÀ BÁO TRẦN
BẠCH ĐẰNG.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp tại khoa Báo chí và Truyền
thông, đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội nghiên cứu về phong cách một
cá nhân nhà báo nhƣ Tìm hiểu phóng sự Huỳnh Dũng Nhân của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Cúc, Phong cách ngôn ngữ nhà báo Hữu Thọ của tác giả Nguyễn Thị Kim
Dung, Phong cách báo chí Lý Sinh Sự của tác giả Nghiêm Thị Thu Hà, Phong cách
hài trong các tiểu phẩm báo chí hiện đại qua ba nhà báo Lý Sinh Sự, Lê Thị Liên
Hoan, Thảo Hảo của tác giả Trần Xuân Thân, Tác phẩm ký báo chí của nhà báo
Phan Quang của tác giả Hoàng Thu Hằng v.v.. Cho đến thời điểm này, chƣa thấy
công trình nghiên cứu nào về Phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng.
Trần Bạch Đằng viết rất nhiều. Riêng từ ngày thống nhất đất nƣớc đến nay
ông đã viết hàng nghìn bài báo đăng trên hàng chục tờ báo từ Trung ƣơng đến địa
phƣơng, trong đó, tỉ lệ bài báo chính luận là áp đảo. Có những bài báo chính luận đã
đƣợc tập hợp, tuyển chọn và in thành một số cuốn nhƣ Truyện dài nhiều thế kỷ,
Thanh kiếm và lá chắn, Đổi mới - Đi lên từ thực tế, Tuyển tập Trần Bạch Đằng v.v..
Cũng có một số bài phỏng vấn, bài viết nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của ông
về nghề báo cũng nhƣ những nhận xét, đánh giá chung của các nhà báo, nhà văn,
nhà lãnh đạo về cuộc đời sự nghiệp báo chí của ông. Tuy nhiên, các tài liệu đó còn
phân tán và chƣa có hệ thống đầy đủ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu, phân tích các tác phẩm báo chí chính luận của Trần
Bạch Đằng, luận văn sẽ bƣớc đầu nhận diện phong cách chính luận của nhà báo
Trần Bạch Đằng để thấy đƣợc những đóng góp của một nhà báo lão thành đã có 60
năm cầm bút. Từ đó, luận văn cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm về cách ứng
xử văn hóa với tác phẩm báo chí chính luận từ nhà báo Trần Bạch Đằng và nêu lên
một số giải pháp về việc nâng cao tính chính luận trong tác phẩm báo chí và về hoạt
động đào tạo phóng viên, nhà báo viết chính luận. Bên cạnh đó, luận văn cũng hy
vọng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu phong cách chính
luận của nhà báo Trần Bạch Đằng.
Đề tài hy vọng sẽ góp phần bổ sung cho kiến thức lý luận báo chí về phong
cách của các nhà báo hiện đại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thƣ ̣ c hiệ n đƣơ ̣ c mu ̣ c đí ch trên , luậ n văn thƣ ̣ c hiệ n mô ̣ t sô ́ nhiệ m vu ̣ sau
đây:
-Hệ thô ́ ng ho ́ a và xây dƣ ̣ ng cá c khá i niệ m liên quan vấ n đề nghiên cƣ ́ u , góp
phầ n là m ro ̃ khung ly ́ thuyế t và nhậ n diệ n ph ong cá ch chí nh luậ n cu ̉ a nhà bá o Trầ n
Bạch Đằng.
-Khảo sát các tác phẩm báo chí chính luận của Trần Bạch Đằng đã đăng tải trên
các báo: Thanh Niên, Phụ Nữ TP.HCM, Công An TP.HCM, Tuổi Trẻ, Sài Gòn
Giải Phóng, Phụ Nữ, Lao Động (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2007), để phân
tích những đặc điểm định hình nên phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch
Đằng.
-Khảo sát nguồn tƣ liệu riêng từ phía gia đình cố nhà báo Trần Bạch Đằng, và
tìm hiểu những ý kiến, đánh giá nhận xét từ báo giới, từ công chúng, từ các nhà lãnh
đạo có uy tín… nhằm phục vụ cho mục đích đề tài.
-Phân tí ch so sá nh dƣ ̣ a trên ly ́ thuyế t và tƣ liệ u khả o sá t để nhận diện những đặc
điểm nổi bật trong phong cách chính luận của nhà báo Trần Bạch Đằng, từ đó, luận

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status