Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta tại Thành phố Hồ Chí Minh ( 1990 - 2005) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Chính trị học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo. Trên cơ sở đó, cùng với thực trạng tình hình tôn giáo và nhu cầu của một bộ phận đồng bào có đạo, Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn đường lối và ban hành các chính sách tôn giáo thể hiện nhận thức đúng và chính sách phù hợp với bản chất vấn đề tôn giáo và thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta. Nghiên cứu việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tại Thành phố Hồ Chí Minh - nơi tập trung nhiều tôn giáo và có sự tồn tại của ba tôn giáo lớn nhất Việt Nam là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành, rút ra những thành tựu và hạn chế. Luận văn cũng mạnh dạn nêu ra nhận xét, rút ra một số giải pháp và kiến nghị trên phương diện tham khảo để việc thực hiện chính sách tôn giáo ở khu vực này đạt nhiều hiệu quả hơn
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
Chương 1
CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI .................................. 11
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề tôn giáo.......................................................................................11
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo ............................. 11
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo..................................................... 16
1.2. Các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn
giáo ..............................................................................................................22
1.3. Những chính sách tôn giáo chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta..............30
Chương 2
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TÔN GIÁO 1990 - 2005....................................... 39
2.1. Đặc điểm tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh ..........................................39
2.1.1. Vài nét khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 39
2.1.2. Đặc điểm của ba tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................ 41
2.2. Quá trình thực hiện chính sách tôn giáo tại Thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 1990 - 2005 ..........................................................................47
2.2.1. Thực hiện chính sách đối với tín đồ.................................................... 48 2.2.2. Thực hiện chính sách đối với chức sắc, nhà tu hành ........................... 51
2.2.3. Thực hiện chính sách đối với các tổ chức tôn giáo.............................. 56
2.2.4. Thực hiện chính sách đối với nơi thờ tự...............................................60
2.2.5. Thực hiện chính sách đối với ấn phẩm và đồ dùng trong việc đạo ........ 60
2.2.6. Thực hiện chính sách đất đai và hoạt động kinh tế của tôn giáo.......... 61
2.2.7. Thực hiện chính sách đối với các hoạt động văn hóa, xã hội của
tôn giáo ................................................................................................ 64
2.2.8. Chính sách đối với quan hệ quốc tế của tôn giáo ................................ 65
2.2.9. Một số tồn tại và hạn chế.................................................................... 67
2.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách tôn giáo tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới...............81
2.3.1. Nhận thức đúng đắn vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội............... 81
2.3.2. Quản lý chuyên biệt và đa ngành ........................................................ 82
2.3.3. Đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo.................................... 84
2.3.4. Truyên truyền, giáo dục, xây dựng nhân tố tích cực............................ 85
KẾT LUẬN.................................................................................................. 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 95
PHỤ LỤC .................................................................................................. 101
I- SỐ LIỆU CHUNG VỀ TÔN GIÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CUỐI NĂM ....................................................................................... 101
II- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO............................................. 103
Thuyết minh thống kê theo quận, huyện......................................... 105 III- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH CÔNG GIÁO............................................ 106
Thống kê Công giáo năm 2005......................................................... 108
IV- THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TIN LÀNH ............................................... 110
Thống kê Tin lành năm 2005 ........................................................... 112
1. Lý do chọn đề tài:
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý
thức tôn giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội, mặt khác, nó lại có xu
hướng phản kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi
ra đời đến nay, cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo.
Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là
những thành tựu của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày
càng trở nên thế tục hóa kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây
xuất hiện các ý kiến khác nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ
trong các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện
nhiều tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế giới cũng có
những biểu hiện khác trước: số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ thực tế
giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo
để theo các đạo mới. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những
giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hay cực đoan.
Ở Việt Nam hiện có 6 tôn giáo lớn đang tồn tại với khoảng 20 triệu tín
đồ. Trong đó có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo; 6 triệu tín đồ Công giáo; gần
66,7 ngàn tín đồ Hồi giáo. Trong số bốn tôn giáo du nhập vào Việt Nam, đạo
Tin lành đến muộn nhất, vào khoảng cuối thế kỷ XIX, hiện có gần 6,4 ngàn
tín đồ. Có hai tôn giáo nội sinh từ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân
vùng Nam Bộ là đạo Cao Đài, xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, hiện có gần 2,3
triệu tín đồ và Phật giáo Hòa Hảo ra đời vào năm 1939, hiện có trên 1,2 triệu
tín đồ. Trong những năm gần đây có thêm hai tôn giáo nữa được công nhận là
Tịnh độ cư sĩ Phật hội và Tứ Ân hiếu nghĩa. Hiện có khoảng trên 2 triệu tín đồ đang theo hai tôn giáo này.
Ngày nay, cùng với hội nhập với quốc tế, Việt Nam đã có nhiều thay đổi
về cơ cấu xã hội và lợi ích xã hội thay đổi, quan niệm, tư tưởng của nhân dân
ngày càng có xu hướng đa dạng, nhiều người tìm kiếm sự an ủi tâm lý từ tôn
giáo... Ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống của một bộ phận nhân dân
ngày càng tăng lên. Cùng với sự phát triển của các tôn giáo, hoạt động của
các thế lực thù địch có xu hướng ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống
chính trị ở nước ta. Trong một mức độ nhất định, sự can thiệp của các thế lực
này đã làm cho tính phức tạp của vấn đề tôn giáo ngày càng trở nên gay gắt,
đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc và xử lý đúng đắn vấn đề tôn giáo, vừa không
thể chỉ dùng biện pháp hành chính để quản lý tôn giáo, đồng thời cũng không
thể từ bỏ vai trò quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động của tôn giáo mà
cần tăng cường làm tốt công tác tôn giáo của Đảng, đoàn kết chặt chẽ những
người theo tôn giáo, cùng phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tôn giáo ở Việt Nam là vấn đề lớn, phức tạp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước
ta phải có chủ trương, chính sách thích hợp trong hoàn cảnh và điều kiện mới,
nhất là khi nước ta mở cửa, hội nhập quốc tế và các thế lực thù địch đang tìm
mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để tập hợp quần chúng nhằm chống phá
cách mạng nước ta trong âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ.
Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự phát triển kinh tế - xã hội,
công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới đã có những chuyển biến sâu sắc và
đạt được kết quả quan trọng. Việc thực hiện tự do tín ngưỡng và tự do không
tín ngưỡng đã đi vào nề nếp bên cạnh việc bảo đảm sự phát triển của kinh tế -
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có cả đồng bào theo đạo. Đó là
kết quả của đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cũng như sự quản lý có
hiệu lực của Nhà nước. Việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà


RH4FHZ1ylBY5C10
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status