Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn ...........................................................................5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................6
7. Kết cấu đề tài luận văn............................................................................................6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ ...........................................................................................7
1.1. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã ............................................................................................7
1.2. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, trong đó có cán bộ, công chức cấp xã ......................16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã ........................................................................................................................25
1.4. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của một số
địa phương ở Việt Nam.............................................................................................28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH HÀ TĨNH ........................................................35
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
của tỉnh Hà Tĩnh........................................................................................................35
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh...........................39
2.3. Những kết quả đạt được trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã .....46
2.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã..........................................................46
2.3.2. Vai trò của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo
trong việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã.....48
2.3.3. Nguồn lực kinh phí tổ chức ĐTBD CBCC cấp xã ..................................52
2.3.4. Công tác tuyển sinh, mở lớp, biên soạn giáo trình, giáo án .................54
2.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, cấp bằng, chứng chỉ ...............55
2.3.6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã...............................................................................................................56
2.3.7. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2013 .......................................................................................57
2.4. Những hạn chế, khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã và nguyên nhân ............................................................................61
2.4.1. Hạn chế, khó khăn ......................................................................................61
2.4.2. Nguyên nhân ...............................................................................................63
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở TỈNH
HÀ TĨNH .................................................................................................................66
3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ..66
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã ........................................................................................................................70
3.2.1. Đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức cấp xã .................................................................................................70
3.2.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp
đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã..................................71
3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã...............................................................................................................72
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng và
bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo đầu mối ....................................79
3.2.5. Bổ sung nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã...............................................................................................................82
3.2.6. Thực hiện tốt công tác xét tuyển, lựa chọn CBCC cấp xã tham gia
các khoá đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan đơn vị đề nghị. .....................................83
3.2.7. Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã sau đào tạo. ...........................................................................................................84
3.2.8. Phân công các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã...............................................................86
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất...................................................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................94 1. Tính cấp thiết của đề tài
Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng
trong việc đảm bảo thực hiện thành công các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. Hiệu
lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói
chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công
tác của đội ngũ CBCC cơ sở. CBCC cấp xã có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà
nước với quần chúng nhân dân đồng thời trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước
tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân. Chính vì đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò quan trọng như vậy
nên việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chính trị, trong sạch về
lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ
được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Đảng ta xác
định đầu tư xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở có phẩm chất, đạo đức và năng lực
ngang tầm sự nghiệp đổi mới mang ý nghĩa như sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở
trong công tác cán bộ.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia cũng như
giữa khu vực công và khu vực tư trong mỗi quốc gia, nhà nước nào cũng đều chú
trọng đến công tác ĐTBD nguồn nhân lực khu vực công của mình nhằm xây
dựng đội ngũ cán bộ có thể đáp ứng được nhiệm vụ của tổ chức.
Ở nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục
vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước, Chương trình Tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã đề ra giải pháp “Tiếp tục đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp,
có hiệu quả”. Tỉnh Hà Tĩnh đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh
phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực hiện các công trình, dự án trọng
điểm gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nên việc
đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là yêu cầu hết sức bức thiết.
Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh Hà
Tĩnh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần củng cố, kiện
toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở. Tuy vậy, bên
cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã còn bộc
lộ một số tồn tại, hạn chế đó là:
Công tác ĐTBD CBCC chưa thực sự chủ động, thiếu lộ trình, không có kế
hoạch, không theo quy hoạch, chưa gắn chặt với nhu cầu công việc đơn vị. Việc
cử CBCC đi học còn nhiều bất cập, học không đúng chuyên ngành do cơ chế
hợp thức hóa bằng cấp. Đào tạo phụ thuộc vào “cung” của các cơ sở ĐTBD
trong hệ thống mà chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu thực tế, từ sự cần thiết
của việc nâng cao kỹ năng thực hiện công việc của CBCC.
Chương trình ĐTBD chưa thực sự khoa học, hợp lý, thiếu sâu sát với nhu
cầu của người học và chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Tài liệu sử
dụng đôi lúc chưa phân biệt được chương trình tổng thể với chương trình cụ thể
khóa ĐTBD. Nội dung chưa chú trọng BD những kỷ năng cụ thể đối với mỗi vị
trí công việc dẫn đến hạn chế khả năng thực thi công vụ của các học viên.
Công tác quản lý ĐTBD còn nhiều bất cập. Công tác kiểm tra, sát hạch,
cho điểm còn khá hình thức. Việc đánh giá, sử dụng cán bộ sau đào tạo chưa tốt
nên không phát huy được chuyên môn, ngành nghề đào tạo.
Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng Đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh - Thực trạng và giải pháp” có ý
nghĩa thực tiễn to lớn nhằm đưa ra các giải pháp để đổi mới căn bản chương
trình, nội dung đào tạo, đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích đào
tạo, xét tuyển, lựa chọn CBCC tham gia đào tạo, sử dụng CBCC sau đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên
được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Đồng thời đây cũng là chủ đề nghiên cứu của
khá nhiều đề tài của các cơ quan trung ương như Ban Tổ chức Trung ương, Bộ
Nội vụ, Học viện Hành chính… từ nhiều năm nay. Một số đề tài khoa học, luận
án, luận văn đã tập trung vào nghiên cứu xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, trong
đó đề cập đến ĐTBD CBCC hay một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo
bồi dưỡng CBCC cấp xã như:
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của Nhà nước
pháp quyền XHCN”. Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.04.09 của TS. Thăng
Văn Phúc - Bộ Nội vụ. Đề tài đã đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải
pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị nói chung và
cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan
nhà nước. Đề tài đã có chương riêng về thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã.
- “Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới”.
Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước, NXB. Chính trị quốc gia. 2004.
Cuốn sách có phần phân tích, đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng cấp ủy
viên Đảng bộ cơ sở; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên
cứu đề ra phương hướng, giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống
chính trị cơ sở, trong đó có đề xuất, giải pháp đối với đội ngũ cán bộ cơ sở.
- “Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã (Qua
khảo sát ở đồng bằng sông Hồng)”. TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai chủ biên. NXB.
Chính trị quốc gia, 2007. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực tổ chức thực tiễn của cán bộ chủ chốt cấp xã và khảo sát, đánh giá thực
trạng năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã đồng bằng sông Hồng, nhóm nghiên
cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ
cấp xã.
- “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2007 – 2015”. Đề tài cấp Bộ (2009) của Vũ Xuân Khoan - Bộ Nội vụ. Đề tài đã
tập trung phân tích cơ sở lý luận và những điều kiện đặc thù của khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quy hoạch đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; đánh giá thực trạng của
đội ngũ cán bộ, công chức và công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở
đó đề ra mục tiêu, phương hướng, nội dung và các giải pháp xây dựng quy hoạch
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức các tỉnh khu vực đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 2007 – 2015.
- Một số luận án, luận văn như: Luận án Tiến sỹ Phạm Công Khâm “Xây
dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long
hiện nay” (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2002). Luận văn
Thạc sỹ Nguyễn Thị Hậu “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Chính quyền
cấp xã ở tĩnh Phú Thọ” (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003).
Luận văn Thạc sỹ Trần Văn Tài “Đào tạo nguồn cán bộ quản lý hành chính Nhà
nước cấp xã trên địa bàn thành phố Cần Thơ - Thực trạng và giải pháp” (Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004).
Các công trình, đề tài nghiên cứu nêu trên đề cập đến những vấn đề lý
luận về CBCC cấp xã như vị trí, vai trò và đặc điểm đội ngũ CB,CC cấp xã, thực
trạng số lượng và chất lượng đội ngũ CBCC và các giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ
CNH - HĐH đất nước. Do vậy, đây là cơ sở lý luận và phương pháp luận bổ ích
cho học viên kế thừa trong việc nghiên cứu hoàn thành luận văn này.

ZkikZkBImNysx2h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status