ỨNG DỤNG PROBIOTIC TRONG ĐỘNG VẬT THÂN MỀM - pdf 26

Link tải miễn phí Cả doc lẫn slide thuyết trình

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, chế phẩm sinh học là một công cụ quản lý đã có nền tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Chế phẩm sinh học đã được chấp thuận rộng rãi để khống chế các nguồn dịch bệnh trong quá trình phát triển của vật nuôi, tăng sức đề kháng, giúp chống lại bệnh dịch. Ngoài ra, còn giúp hạn chế việc sử dụng kháng sinh hay hóa chất đã bị EU và Mỹ cấm nhưng vẫn được sử dụng phổ biến tại một số quốc gia/khu vực. Ngược lại với các kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một cách an toàn và bền vững đối với người nuôi và người tiêu dùng. Thay cho việc tiêu diệt các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong ao. Các kháng sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh, nhưng không diệt được tận gốc vấn đề. Ngoài ra, việc điều trị bằng kháng sinh và hóa chất (nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều hóa chất) sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có lợi trong nước ao, làm suy giảm chất lượng nước và môi trường sinh thái. Ngược lại, có rất nhiều phương cách khác nhau tham gia vào quá trình sinh học trong ao nuôi. Nhiều lợi ích có thể đạt được khi sử dụng chế phẩm sinh học chất lượng tốt. Bên cạnh đó, các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản có một vai trò cực kỳ quan trọng để phân hủy các chất hữu cơ và tác động làm giảm đáng kể lớp bùn và nhớt trong ao. Kết quả là cải thiện chất lượng nước, giảm lớp bùn đáy, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng số lượng vi sinh vật phù du, giảm mùi hôi và kết quả là tăng năng suất, sản lượng nuôi. Việc gia tăng sự phân hủy các chất hữu cơ, acid amino và glucose được giải phóng sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có ích, trong khi, thành phần vô cơ của nitrogennhư ammonia, nitrite và nitrate sẽ giảm thiểu. Khi chất lượng nước và hệ số chuyển đổi thức ăn được cải thiện, sức khỏe và hệ miễn dịch của nghêu nuôi sẽ tăng lên đáng kể. Chế phẩm sinh học được sử dụng liên tục trong ao nuôi sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể về chất lượng nước và khống chế nguồn bệnh lây lan. Chế phẩm sinh học có tác dụng ngăn ngừa nguồn gây bệnh hơn là điều trị bệnh và bao gồm các lợi ích như: Tăng sản lượng, tăng trọng lượng nghêu nuôi, giảm các bệnh nguy hại và khả năng mắc bệnh, loại bỏ việc sử dụng kháng sinh, cải thiện tác động môi trường, cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn, giảm việc thay nước, phân hủy các chất hữu cơ, loại bỏ ammonia và các hợp chất của nitrogen và làm giảm mùi hôi. Trong quá trình phát triển kinh tế, cần thiết bảo vệ môi trường không chỉ ở từng vùng mà phải bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, hoạt động nuôi nghêu cùng với việc tăng sản lượng và số vụ nuôi trong năm phải đảm bảo hạn chế tác động lên môi trường sinh thái. Chế phẩm sinh học đã được công nhận rộng rãi như cách điều trị tốt hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng kháng sinh. Các sản phẩm sinh học hoạt động như một phần trong tổng thể quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững nhằm chống lại nguồn gây bệnh trong qui trình nuôi.
Hiện nay thi việc sử dụng probibtic trong nuôi trồng thủy sản rất phổ biến bởi những lợi ích mà probiotic đem lại, trong nuôi nghêu chế phẩm sinh học được bổ sung vào môi trường nuôi tảo Chaetoceros calcitrans và tảo Chlorella sp. Bổ sung chế phẩm sinh học kết hợp glucose góp phần làm giảm hàm lượng NH4+/NH3, NO2- trong môi trường ương nghêu giống. Đồng thời, cải thiện tối đa chất lượng cũng như số lượng nghêu được sản xuất ra. Với một bài luận này hy vọng mọi người sẽ phần nào hiểu rõ hơn về các cơ chế hoạt động của các probiotic sử dụng trong nuôi nghêu.

ỨNG DỤNG PROBIOTIC TRONG ĐỘNG VẬT THÂN MỀM
1. Tổng quan
1.1. Giới thiệu về động vật thân mềm
Ngành thân mềm (còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
Ngành thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên. Trong các khu vực nhiệt đới, bao gồm Việt Nam, ngành này có hơn 90 nghìn loài hiện hữu, trong đó có các loài như trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc. Chúng phân bố ở các môi trường như biển, sông, suối, ao, hồ và nước lợ. Một số sống trên cạn. Một số nhỏ chuyển qua lối sống chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ của tàu thuyền như con hà. Có độ đa dạng cao, không chỉ về kích thước mà còn về cấu trúc giải phẫu học, bên cạnh sự đa dạng về ứng xử và môi trường sống. Ngành này được chia thành 9 hay 10 lớp, trong đó 2 lớp tuyệt chủng hoàn toàn. Cephalopoda như mực, cuttlefish và bạch tuộc là các nhóm có thần kinh cao cấp trong tất cả các loài động vật không xương sống, và mực lớn hay mực ống lớn là những loài động vật không xương sống lớn nhất đã được biết đến. Động vật chân bụng (ốc sên và ốc) là nhóm có số loài nhiều nhất đã được phân loại, chúng chiếm khoảng 80% trong tổng số loài động vật thân mềm. Nghiên cứu khoa học về động vật thân mềm được gọi là nhuyễn thể học.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tổng quan 1
1.1. Giới thiệu về động vật thân mềm 1
1.2. Giới thiệu về nghêu 1
1.2.1. Đặc điểm phân bố ở Việt Nam 1
1.2.2. Hình thái cấu tạo 1
1.2.3. Đặc điểm sinh dưỡng 1
1.2.4. Sinh trưởng và sinh sản 1
2. Chế phẩm dùng cho nghêu 1
2.1. Chế phẩm 1
2.1.1. Thành phần chế phẩm 1
2.1.2. Đặc điểm hình thái 1
2.1.3. Sản xuất chế phẩm probiotic 1
2.2. Vai trò 1
2.3. Cơ chế tác dụng chung của probiotic 1
2.4. Hiệu quả 1
3. Ứng dụng chế phẩm 1
3.1. Cách dùng 1
3.2. Ưu, nhược điểm 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1



/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status