đánh giá tác động môi trường Dự án nhà máy đường Sơn Dương -Tuyên Quang công suất 1000 tấn mía ngày - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
1. Tên dự án
Dự án: “Nhà máy đường Sơn Dương-Tuyên Quang công suất 1000 tấn mía ngày”
2. Chủ dự án
Chủ dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SƠN DƯƠNG
Địa chỉ: Xã Hào Phú – huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại: 0273 832148 Fax: 0273 832144
Tổng giám đốc: Hoàng Thanh Vân
Chủ tịch hội đồng Quản trị: Trần Đình Trung
3. Vị trí địa lý của dự án
Dự án Nhà máy đường Sơn Dương được thực hiện tại xã Hào Phú – huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm huyện lỵ Sơn Dương 34 km về phía bắc, cách tỉnh lỵ Tuyên Quang 65 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Đông Nam. Diện tích đất quản lý và sử dụng là 1.317ha.
Nằm ở vị trí vào khoảng 21o22 vĩ Bắc và 105o8 Kinh Đông
+ Phía Đông giáp với vùng nguyên liệu của công ty.
+ Phía Tây và phía Nam giáp với huyện lộ Sơn Dương.
+ Phía Bắc giáp Thôn Gò Đình – xã Hồng Lạc.
+ Khu đất có cao độ là 32m so với cốt quốc gia (+1,9m).
4. Những thay đổi về nội dung của dự án
Dự án xây dựng Nhà máy đường Sơn Dương đã được đầu tư từ trước với công suất 1.000 TMN. Trong những năm qua, do quản lý tốt và được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng có liên quan, công ty đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường mía đường Việt Nam. Do nhu cầu mía đường của thị trường, Ban giám đốc đã quyết định đầu tư nâng công suất của nhà máy lên 2.150 TMN.
4.1. Thay đổi về địa điểm thực hiện
Việc nâng công suất nhà máy lên 2.150 TMN được thực hiện bằng cách lắp ghép thêm các thiết bị bổ sung, hoàn thiện dây chuyền theo thiết kế mở rộng.
Toàn bộ quá trình lắp ghép thiết bị tại các công đoạn được diễn ra trong phạm vi các phân xưởng của nhà máy thuộc diện tích đất của công ty.
Các thiết bị được lắp ghép bổ sung tại gian ép, gian chế luyện phân xưởng Đường và phân xưởng Động lực của nhà máy.
Điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có của nhà máy trên diện tích cũ đủ đáp ứng yêu cầu về sản xuất và sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy, không cần mở rộng hay thay đổi về diện tích.
4.2. Thay đổi về quy mô, công suất thiết kế
Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương được khởi công xây dựng từ ngày 5 tháng 12 năm 1995, hoàn chỉnh và đưa vào chạy thử sản xuất tháng 3/1997. Theo thiết kế dây truyền ban đầu là 1.000 TMN do viện thiết kế kinh tế kỹ thuật Quảng Tây thiết kế còn chưa đồng bộ: Lò hơi, Turbin đáp ứng với công suất ép 1.500 TMN cụ thể là đã để sẵn các lỗ chờ để bổ sung các thiết bị sau:
1. Máy ép số 5
2. Máy lọc chân không 35 m2
3. Nồi bốc hơi 850 m2
4. Nồi nấu đường 30 m3
5. Trợ tinh đường 30 m3
6. Máy phân ly C liên tục LIT 1000
Trong những năm đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất chế biến, tiêu hao nhiên vật liệu lớn.
Trong những năm qua Công ty đã bổ sung các thiết bị cụ thể:
+ Năm 2001 bổ sung thêm 01 thiết bị bốc hơi TW 850 m2
+ Năm 2003 bổ sung thêm 01 lưới lọc sàng cong
+ Năm 2004 bổ sung thêm 01 máy lọc chân không TGR 35 – QIJ 91 – 75 – 3, diện tích lọc 35 m2.
+ Trong năm 2007, Công ty đã đầu tư bổ sung thiết bị hoàn thiện dây truyền và mở rộng diện tích thùng lắng. Do đó, vụ ép 2007 – 2008 Công ty đã vận hành được công suất ép bình quân 2.000 TMN. Cụ thể Công ty đã bổ sung thêm các thiết bị sau:
 Máy ép số 5
 Nồi nấu đường 30 m3
 Trợ tinh đường 30 m3
 Máy phân ly C liên tục LIT 1000
 Bơm tuần hoàn Q = 1116 m3/h; P = 160 KW


w337fGDHtnLxy7z

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status