Tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ( Qua nghiên cứu khu vực đồng bằng Sông Hồng) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Làm rõ khái niệm gia đình và các chức năng cơ bản của nó. Trình bày vai trò của gia đình với giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Phân tích thực trạng giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ của gia đình ở tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay
Chƣơng 1: TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ BIỂU HIỆN CƠ
BẢN CỦA NÓ TRONG LỊCH SỬ ..................................................................... 8
1.1. Quan niệm về tính cộng đồng và cơ sở hình thành tính cộng đồng của
nông dân Việt Nam khu vực đồng bằng sông Hồng ...................................... 8
1.2. Những biểu hiện cơ bản tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu
vực đồng bằng sông Hồng trong lịch sử........................................................ 26
Chƣơng 2: TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NÔNG DÂN VIỆT NAM KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG HIỆN NAY: BIẾN ĐỔI CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP..................... 45
2.1. Khái quát về kinh tế thị trƣờng và sự tác động của nó đối với nông
thôn Việt Nam hiện nay.................................................................................. 45
2.2. Biến đổi cơ bản tính cộng đồng của nông dân Việt Nam khu vực đồng
bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay..................... 62
2.3. Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy tính cộng đồng, hạn chế chủ
nghĩa cá nhân của nông dân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
hiện nay ............................................................................................................ 82
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 98
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những nội dung căn bản trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
là bước chuyển biến từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường,
cụ thể là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa). Sau gần ba mươi năm xây dựng và phát triển, kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội, trước hết là kinh tế đến văn hóa, xã hội và con người Việt
Nam.
Một mặt kinh tế thị trường đã đem đến sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ
cao, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế của Việt Nam không ngừng được
nâng cao trên trường quốc tế. Mặt khác, kinh tế thị trường cũng nảy sinh những
tác động tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Khoảng cách giàu cùng kiệt giữa các
tầng lớp nhân dân có xu hướng gia tăng, một số giá trị văn hóa, đạo đức có nguy
cơ bị xói mòn. Những giá trị truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần nhân
văn, tinh thần cộng đồng vốn là khuôn mẫu cho mọi hành vi của con người Việt
Nam, đang đứng trước những thách thức. Do chạy theo lợi nhuận, một bộ phận
không nhỏ người Việt Nam đã lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi giá trị, vì tiền
mà họ sẵn sàng đánh mất lương tri, phẩm giá, trà đạp lên những tình cảm tốt đẹp
trong quan hệ giữa người với người. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã nhận định: “.... về khách quan mà
nói, kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ
nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng làm cho người ta chỉ chú ý đến vật chất mà coi
nhẹ tinh thần, chỉ chú ý lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý
lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài” [14, tr.29 - 30]. Có thể thấy rằng,
kinh tế thị trường tạo cho con người Việt Nam những cơ hội mới để phát triển,
nhưng cũng đặt con người Việt Nam trước những thách thức lớn. Cơ hội và thách
thức đan xen nhau, tác động tổng hợp và có những diễn biến phức tạp.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những trọng điểm kinh tế và biểu
trưng cho nền kinh tế trồng lúa nước của Việt Nam. Văn hóa vùng đồng bằng
sông Hồng là đặc thù của văn hóa Việt Nam. Ở đây, có những đặc trưng mà ở
các vùng khác không có hay không đậm nét. Một trong những đặc trưng văn
hóa ấy là tính cộng đồng của người Việt Nam nói chung và nông dân Việt Nam
nói riêng. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, tính cộng đồng ấy có nhiều biến đổi theo những chiều hướng khác
nhau, trong đó, có những yếu tố tiếp tục được duy trì và phát triển nhưng có
những biểu hiện mới. Có những yếu tố đã bị lu mờ, xói mòn và bị thay thế bởi
chủ nghĩa cá nhân.
Nghiên cứu những biến đổi đó góp phần không nhỏ vào việc tìm ra những
giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong tính
cộng đồng của nông dân Việt Nam, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, tui chọn vấn đề “Tính cộng đồng của nông dân
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Qua nghiên cứu khu vực
đồng bằng sông Hồng)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, tính cộng đồng của người Việt Nam nói chung
và nông dân Việt Nam nói riêng trở thành một trong những vấn đề được quan
tâm hàng đầu trong nghiên cứu của các ngành xã hội và nhân văn. Các công trình
nghiên cứu đó thể hiện những góc nhìn và quan điểm khác nhau về tính cộng
đồng. Kết quả của các nghiên cứu đó được phân chia thành các nhóm sau:
- Nhóm công trình nghiên cứu, tìm hiểu về biến đổi giá trị văn hóa truyền
thống của người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay
trước những thách thức của toàn cầu hóa như:
+ Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX - 07. Đề tài KX
07 - 02, Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (chủ biên) (1994), “Các giá trị truyền
thống và con người Việt Nam hiện nay” (1994), Công trình khoa học công nghệ
cấp nhà nước, KX.07.
+ Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm,
Nxb. Văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật.
+ Đỗ Huy (2001), Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của
toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội.
+ Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (chủ biên) (2002),
Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội.
+ Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong
lịch sử, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội.
+ Dương Phú Hiệp (2010), Nghiên cứu về văn hóa và con người Việt Nam
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội.
+ Đặng Vũ Cảnh Linh (chủ biên) (2010), Con người Việt Nam truyền
thống - những giá trị đối với sự phát triển, Nxb. Lao động, Hà Nội.
+ Nguyễn Ngọc Hà (2011), Đặc điểm tư duy và lối sống của con người
Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội.
...
- Nhóm công trình, bài viết nghiên cứu đề cập đến tính cộng đồng và sự
biến đổi tính cộng đồng của người Việt Nam và nông dân vùng đồng bằng sông
Hồng:
+ Vũ Tự Lập (chủ biên) (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng,
Nxb. Khoa học xã hội.
+ Lê Hữu Xanh (chủ biên) (1998), Tâm lý của nông dân vùng đồng bằng
Bắc Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân
hiện nay, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội.
+ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Dân tộc học
(2000), Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
+ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Xã hội học,
Tô Duy Hợp (chủ biên) (2000), Sự biến đổi của làng - xã Việt Nam ngày nay ở
đồng bằng sông Hồng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
+ Đỗ Long - Phan Thị Mai Hương (chủ biên), (2002), Tính cộng đồng -
Tính cá nhân và “cái tôi” của người Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc
Gia, Hà Nội.
+ Lê Văn Hảo (2004), “Về khái niệm tính cộng đồng và tính cá nhân”,
Tạp chí Tâm lý học, số 9, tr.11.
+ Lê Văn Hảo (2005), Nghiên cứu tính cộng đồng và tính cá nhân của
người dân xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (2005), Luận án tiến sĩ Tâm lý học,
Viện Tâm Lý học, Hà Nội.
+ Nguyễn Bá Dương (2006), “Tính cộng đồng tự quản và vai trò của nó
đối với hoạt động của các tổ chức cộng đồng tự quản các khu dân cư ở nước ta
hiện nay” (2006), Tạp chí Tâm lý học, số 6, tr.31.
+ Phan Thanh Khôi - Lương Xuân Hiến (2006), Một số vấn đề kinh tế - xã
hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng,
Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
+ Ngô Thị Phượng (2014), Lối sống của nông dân Việt Nam do ảnh
hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trường hợp nghiên cứu tỉnh Ninh
Bình), Nxb. Đại học quốc Gia, Hà Nội.

Các công trình và bài viết trên đã nghiên cứu về những giá trị văn hóa
truyền thống, tính cộng đồng và sự biến đổi của tính cộng đồng của người Việt
Nam. Tuy nhiên, trong các công trình đã liệt kê ở trên thì có rất ít các công trình
đi sâu vào nghiên cứu những thay đổi trong tính cộng đồng của người nông dân
Việt Nam hiện nay. Mặt khác, các tác giả cũng chưa đưa ra những giải pháp tăng
cường mặt tích cực cũng như nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực của tính cộng
đồng. Vì thế, tác giả luận văn hy vọng đem lại cái nhìn mới, cái nhìn sâu sắc và
toàn diện hơn về tính cộng đồng của nông dân Việt Nam trong truyền thống và
hiện nay với mong muốn đưa ra những giải pháp tăng cường hơn nữa mặt tích
cực và hạn chế mặt tiêu cực trong tính cộng đồng của nông dân Việt Nam hiện
nay.nghiệp - dịch vụ), làng đang trong quá trình đô thị hóa, biểu hiện cụ thể tính cộng
đồng của nông dân hiện nay có sự khác nhau.
Những biểu hiện mới của tính cộng đồng trong lao động sản xuất, kinh
doanh của nông dân
Nếu như trước đây, khi kinh tế hàng hóa mới chỉ dừng ở sản xuất hàng
hóa giản đơn, đặc biệt, giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế kế hoạch hóa,
tính cộng đồng của nông dân biểu hiện ở sự đoàn kết, hợp tác, hòa hợp để lao
động sản xuất, cùng đấu tranh chống thiên tai, địch họa, thực hiện lợi ích chung
của cộng đồng và đương nhiên trong lợi ích chung đó, có lợi ích cá nhân. Lợi ích
cá nhân hòa tan trong lợi ích cộng đồng, tập thể. Đôi khi, trong những trường hợp
nhất định, lợi ích cá nhân bị hy sinh để vì lợi ích cộng đồng. Lợi ích tập thể được
đề cao, là điểm xuất phát, tiêu chí để đánh giá hoạt động của mỗi người và chi
phối lợi ích cá nhân.
Từ khi xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam và nhất là, khi kinh tế thị trường thâm nhập sâu rộng vào nông thôn và sản
xuất nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, kinh tế nông nghiệp,
quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể có sự thay đổi. Điều đó, chi phối
đến hoạt động lao động sản xuất cũng như sinh hoạt cộng đồng của nông dân.
Với cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng đa dạng cả về ngành nghề và quy mô
hiện nay, kinh tế nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hóa, sự cố kết cộng
đồng của nông dân diễn ra theo nhiều chiều tổ chức và quy mô khác nhau, lấy sự
tôn trọng và thực hiện lợi ích cá nhân làm cơ sở. Bộ phận nông dân thuần nông
(chuyên canh lúa nước, rau màu, cây ăn quả..., kết hợp trồng trọt và chăn nuôi),
sản xuất phần nhiều còn phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết, do vậy sự đoàn kết
hợp tác giữa họ chủ yếu là cùng nhau ứng phó với những bất thường, khắc nghiệt
của thiên nhiên, biến đổi khí hậu để bảo vệ mùa màng, hình thành nên hợp tác xã
kiểu mới. Bộ phận nông dân ở các làng nghề, có kinh tế hỗn hợp (nông nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ), nếu trước đây, tính cộng đồng biểu hiện ở việc
giữ nghề, giấu nghề trong cộng đồng làng, dòng họ, gia đình, thì ngày nay, tính


56jM1gvI839h990
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status