Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 6
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 7
6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn............................................... 8
8. Kết cấu luận văn...................................................................................... 8
Chƣơng 1: TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH
THẦN CỦA NGƢỜI DÂN HẢI PHÕNG HIỆN NAY .................................... 10
1.1. Tín ngƣỡng thờ Mẫu.......................................................................... 10
1.1.1. Một số khái niệm......................................................................... 10
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu ................................. 13
1.2. Đời sống văn hóa tinh thần ngƣời dân ở Hải Phòng hiện nay....... 32
1.2.1. Một số khái niệm......................................................................... 32
1.2.2. Địa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đặc điểm đời sống văn
hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay ..................................... 42
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................... 49
Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC TRÊN MỘT SỐ
PHƢƠNG DIỆN CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA TINH THẦN NGƢỜI DÂN Ở HẢI PHÕNG HIỆN NAY ..................... 50
2.1. Phƣơng diện tinh thần ...................................................................... 52
2.2. Phƣơng diện lối sống.......................................................................... 59
2.3. Phƣơng diện thực hành tín ngƣỡng.................................................. 66
2.4. Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hƣơng tích cực, hạn
chế những ảnh hƣởng tiêu cực của tín ngƣỡng thờ Mẫu đến đời sống
văn hóa tinh thần của ngƣời dân Hải Phòng hiện nay .......................... 75
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 84
KẾT LUẬN...................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 89
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín ngưỡng, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội và
là sản phẩm lịch sử do con người tạo ra. Tầm ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn
giáo đến chính trị, văn hóa, xã hội đã được thể hiện rõ nét trong quá khứ và
tiếp tục được khẳng định trong xã hội đương đại. Ở nước ta tín ngưỡng, tôn
giáo có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần của xã
hội. Tín ngưỡng và tôn giáo gắn bó lâu dài với dân tộc và phục vụ lợi ích dân
tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, mục đích của tín
ngưỡng, tôn giáo khá phù hợp với mục đích xây dựng xã hội mới ở nước ta
hiện nay.
Nhận thức được vị trí, vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong giai đoạn
hiện nay, trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VIII),
Đảng ta đã ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó xác định một trong mười nhiệm vụ cụ
thể là “chính sách văn hóa đối với tôn giáo”. Nghị quyết ghi: “Về tôn giáo, thi
hành nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hay không
theo một tôn giáo nào của công dân. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp
luật” [21, tr.126]. Như vậy, trong quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,
ta nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời
sống văn hóa xã hội. Tín ngưỡng, tôn giáo với tính cách là một yếu tố cấu trúc
của xã hội, đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến con người và xã hội trên
cả hai mặt, tích cực và tiêu cực, góp phần tạo nên sắc thái đặc biệt cho đời
sống văn hóa tinh thần của nhân loại. Ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời
sống văn hóa tinh thần được đánh giá hết sức khác nhau, thâm chí đối lập
nhau trong lịch sử. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến thống nhất với nhau rằng: tôn
giáo, tín ngưỡng vừa có khả năng tạo nên những giá trị làm phong phú và
thúc đẩy đời sống văn hóa tinh thần của xã hội song cũng có thể tạo nên
những cản trở đối với sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần, đời sống
xã hội.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là sản phẩm của văn hoá của người Việt trong mối
quan hệ với tự nhiên và xã hội mà nền tảng là nền nông nghiệp lúa nước. Tín
ngưỡng thờ Mẫu (nói rộng ra là tín ngưỡng thờ Nữ thần) chỉ có ở cộng đồng
người Việt. Dân tộc Việt tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, coi người mẹ là
đấng bảo trợ cho sự tồn tại, sinh tồn, phát triển của con người, tự nhiên. Qua
đó, tín ngưỡng thờ Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hoá dân gian,
tăng cường ý thức liên kết cộng đồng cũng như việc đề cao vai trò người phụ
nữ.... Trong suốt tiến trình từ hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện, tín
ngưỡng thờ Mẫu đã chịu ảnh hưởng nhiều từ các tôn giáo ngoại nhập như Phật
Giáo, Công giáo, Hồi giáo... hay tôn giáo nội sinh như Cao Đài, Hòa Hảo... và
tín ngưỡng dân gian tồn tại quanh nó. Tuy vậy tín ngưỡng thờ Mẫu là một
trong những loại hình tín ngưỡng mang tính đặc trưng của người Việt và ngày
càng trở thành loại hình tâm linh không thể thiếu trong đời sống của một bộ
phận quần chúng nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng châu thổ sông Hồng.
Thành phố Hải Phòng là mảnh đất ven biển thuộc đồng bằng châu thổ
sông Hồng, là một trong những thành phố đa tín ngưỡng, tôn giáo và đa văn
hóa; trong đó các loại hình tín ngưỡng và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu rất
phát triển, tùy theo mỗi thời kỳ thăng trầm của đất nước mà tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Hải Phòng có những nét phát triển riêng biệt và đã để lại những dấu ấn
đậm nét trong lối sống của người dân đất biển từ xưa đến nay.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có vai trò nhất định trong xã hội của một bộ
phận người dân Hải Phòng nói riêng cũng như nhiều địa phương khác nói
chung mà vai trò này không phải tôn giáo nào đáp ứng được. Bởi vậy, tín
ngưỡng thờ Mẫu tồn tại ở Hải Phòng là điều tất yếu, nên việc đi sâu tìm
hiểu những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đến đời sống văn hóa tinh
thần người dân Hải Phòng là vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay
của xã hội.
Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng thờ Mẫu đặc biệt là tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Hải Phòng mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cần thiết cho
xã hội hiện nay. Đồng thời, luận văn chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực của
tín ngưỡng thờ Mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân và đưa ra những
giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại mà tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại. Với lý
do trên, người viết chọn vấn đề Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đến đời
sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay làm đề tài luận văn
thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ sau Đổi mới đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu và ảnh hưởng của nó đến
đời sống văn hóa tinh thần ngày càng được rất nhiều người biết đến không chỉ
với tư cách một tín ngưỡng có lượng tín đồ ngày càng đông đảo mà còn nhận
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Các học giả đã có những
nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu, văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần ở các
khía cạnh khác nhau nhưng chưa có tác giả nào đề cập đến những ảnh hưởng
cụ thể của loại hình tín ngưỡng này đến các khía cạnh của đời sống văn hóa
tinh thần.
Nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu, văn hóa, văn hóa đời sống tinh
thần có các công trình tiêu biểu cho các mảng đề tài như sau:
1. Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu
Những ai tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ thấy những nghiên cứu
của tác giả Ngô Đức Thịnh đưa cho chúng ta một cái nhìn hệ thống nhất, tổng
quan nhất về tín ngưỡng thờ Mẫu với một số công trình tiêu biểu như Sách
Đạo Mẫu Việt Nam [72], sách Hát văn [74], sách Đạo Mẫu và các hình thức
Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á [73], sách Lên đồng hành
trình của thần linh và thân phận [75], sách Tín ngưỡng văn hóa tín ngưỡng ở
Việt Nam [76].
Ngoài ra ta có thể kể đến các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ
Mẫu khác như: Tam tòa Thánh Mẫu của Đặng Văn Lung [51], Văn hóa
Thánh Mẫu của Đặng Văn Lung [52], Các nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo
và Mai Thị Ngọc Chúc, sách Nữ thần và thánh Mẫu Việt Nam do Vũ Ngọc
Khánh, Mai Thị Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà biên soạn [29], Tục thờ Đức
Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần của Vũ Ngọc Khánh [46]....
Bên cạnh các công trình được xuất bản dưới dạng sách in, còn có nhiều
bài viết được công bố trên các tạp chí cũng đã đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu
như: Đinh Gia Khánh, Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian
Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 5/1992; Văn Ty, Bước đầu tìm hiểu âm nhạc
chầu văn trong tín ngưỡng Mẫu Liễu, Tạp chí Văn học, số 5/1992; Nguyễn
Minh San, Đạo Mẫu nước ta – nhìn từ hệ thống đền miếu và thần tích, Tạp
chí Dân tộc học, số 1/1992; Hương Nguyên, Quanh tục thờ Thánh Mẫu, Tạp
chí Di sản văn hóa, số 7/2004; Trần Lâm Biền, Quanh tín ngưỡng dân giã,
Mẫu Liễu và điện thờ, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, số 5/1990;
Nguyễn Minh San (1992), Đạo Mẫu ở nước ta – nhìn từ hệ thống đền miếu và
thần tích, Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr 42-47; Nguyễn Minh San (1993), Tứ
pháp – tín ngưỡng độc đáo của người Việt, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ
thuật, số 5, tr 62-64; Phạm Quỳnh Phương (1994), Khát vọng của người phụ
nữ Việt Nam qua truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Tạp chí Khoa học về
phụ nữ, số 4, tr 4-5; Nguyễn Kim Hiền (2001), Lên đồng một sinh hoạt tâm
linh mang tính trị liệu, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, tr 69-78; Nguyễn
Quốc Tuấn (2004), Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương (2008), Truy tìm những
chân thực riêng lẻ: về thời điểm xuất hiện của phủ Tây Hồ từ góc nhìn nhân
loại học lịch sử, Tạp chí Văn hóa dân gian, 3, tr 21-44; Nguyễn Ngọc Mai
(2009), Múa đồng trong nghi lễ lên đồng của người Việt và mối quan hệ với
múa bóng (Chăm) một đôi điều suy nghĩ, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, tr
56-61....
Các công trình luận văn, luận án và hội thảo khoa học có đề cập đến tín
ngưỡng thờ Mẫu như: Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa thờ nữ thần (Mẫu)
ở Việt Nam và văn hóa – Bản sắc và giá trị được tổ chức trong hai ngày 29 và
30/9/2012 tại Nam Định. Gần đây thì Th.S Vũ Thị Thu An có bảo về đề tài
Thạc sỹ Triết học Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến
An – Hải Phòng.
2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa đời sống tinh thần
Những đầu sách nghiên cứu về văn hóa, văn hóa tinh thần phải kể đến
Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng [92], cuốn Việt Nam văn hóa
sử cương của Đào Duy Anh [4], cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam của
Trần Ngọc Thêm [70], sách Văn hóa và văn hóa học thế kỷ XX của Viện Khoa
học Xã hội, sách Văn hóa và đổi mới của Phạm Văn Đồng [24], Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu [26]; Văn hóa
phong tục của Hoàng Quốc Hải [28], Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong
bối cảnh công nghiệp hóa của Lê Như Hoa [33], Góp phần nghiên cứu cách
mạng tư tưởng văn hóa của Vũ Khiêu [48], Nhận diện mấy vấn đề văn hóa
của Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin....
Bên cạnh đó là các công trình được công bố trên các tạp chí có đề cập
đến văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần như: Đỗ Huy với Xây dựng môi
trường văn hóa ở nước ta từ góc nhìn giá trị học, Văn hóa nghệ thuật số 4;
Phùng Đông với bài viết Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát
triển đời sống tinh thần của nước ta; Tô Duy Hợp với bài viết Sự biến đổi của


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status