Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình ( Nghiên cứu tại Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 6
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu............................................................ 7
3. Ý nghĩa của nghiên cứu......................................................................... 16
3.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................. 16
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 16
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ................................. 17
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 17
4.2. Khách thể nghiên cứu........................................................................ 17
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 17
6.1. Mục đích nghiên cứu......................................................................... 17
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 17
7. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 18
8. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 18
9. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
9.1. Phương pháp phân tích tài liệu.......................................................... 18
9.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................. 19
9.3. Phương pháp quan sát ....................................................................... 19
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU...... 20
1.1. Các khái niệm công cụ........................................................................ 20
1.1.1. Gia đình .......................................................................................... 20
1.1.2. Bạo lực và bạo lực gia đình............................................................ 20
1.1.3. Vai trò nhân viên công tác xã hội................................................... 22
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu.............................................. 23
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow .................................................. 24
1.2.2. Lý thuyết Hệ thống......................................................................... 25
1.2.3. Lý thuyết sinh thái học................................................................... 26
1.2.4. Lý thuyết vai trò, vị thế xã hội ....................................................... 28
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 29
1.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên - lịch sử của địa bàn nghiên cứu............ 29
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu........................ 31
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI HUYỆN VỤ BẢN,
TỈNH NAM ĐỊNH......................................................................................... 33
2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại huyện Vụ Bản ..... 33
2.2. Nguyên nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại huyện Vụ Bản ... 40
2.2.1. Nhóm nguyên nhân từ phía xã hội ................................................. 40
2.2.2. Nhóm nguyên nhân từ phía gia đình .............................................. 43
2.2.3. Nhóm nguyên nhân từ cá nhân....................................................... 45
2.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với ngƣời phụ nữ tại huyện
Vụ Bản ........................................................................................................ 46
2.3.1. Hậu quả đối với nạn nhân .............................................................. 46
2.3.2. Hậu quả đối với gia đình ................................................................ 47
2.3.3. Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội ............................................ 48
Chƣơng 3. NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI BÁN CHUYÊN
NGHIỆP TRONG VIỆC TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA
ĐÌNH TẠI HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH .................................... 49
3.1. Vai trò tham vấn, tƣ vấn .................................................................... 49
3.2. Vai trò truyền thông giáo dục việc phòng, chống bạo lực gia đình ... 53
3.3. Vai trò hoà giải.................................................................................... 57
3.4. Vai trò trợ giúp pháp lý ..................................................................... 67
3.5. Vai trò biện hộ..................................................................................... 70
3.6. Ngƣời kết nối nguồn lực ..................................................................... 73
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC....................................................................................................... 87
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn và
nhân cách của mỗi người, là nơi con người tìm thấy sự bình yên và an toàn
khi ở đó. Tuy nhiên trong thực tế đối với không ít người thì gia đình lại là
“địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc bạo lực đang diễn ra. Bạo lực trong gia
đình không những làm tổn hại đến sức khoẻ, thể xác cho nạn nhân mà còn
làm tổn thương về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả những
người xung quanh và gây ra nhiều hậu quả cho xã hội.
Bạo lực gia đình là một hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu, vượt
qua ranh giới về khu vực, văn hoá, thu nhập, mức sống, tuổi tác, địa vị xã
hội… nó diễn ra ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. Bạo
lực gia đình xảy ra dưới rất nhiều các hình thức khác nhau: Bạo lực thể chất
(các hành vi đánh đập, chửi mắng…), bạo lực tinh thần (tấn công bằng lời nói,
đập phá tài sản, kiểm soát kinh tế, cô lập nạn nhân, kiểm soát quyền sinh sản,
ngoại tình, ...), bạo lực tình dục (cưỡng đoạt tình dục). Dù có tồn tại dưới hình
thức nào thì bạo lực gia đình đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề, đã,
đang và sẽ là nỗi đau, nỗi lo ngại của không ít gia đình, của mỗi quốc gia, của
cộng đồng quốc tế. Hiện nay bạo lực gia đình ngày càng gia tăng với mức độ
phức tạp, dưới nhiều hình thức khác nhau, với nhiều đối tượng trong đó điển
hình phải kể đến tình trạng bạo lực đối với phụ nữ. Bạo lực gia đình đã kéo
theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo đức, đây cũng là một
thực tế đáng lo ngại cần có sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, đặc biệt là
những người trợ giúp như nhân viên công tác xã hội.
Trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, vấn đề bạo lực gia đình
đang là hiện tượng xảy ra nhiều, nhất là bạo lực đối với phụ nữ. Sự gia tăng
về số vụ và mức độ nghiêm trọng của bạo lực gia đình là điều đáng lo ngại
cho chính quyền địa phương
Mặc dù trong những năm gần đây đời sống kinh tế - xã hội của nhân
dân trong huyện ngày càng được nâng cao, đã có một số hoạt động phối hợp
giữa các tổ chức chính quyền, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quần
chúng để nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực, tác hại của nó cũng
như tăng cường những hoạt động giúp đỡ phụ nữ bị bạo lực với cố gắng nhằm
giảm bớt và loại trừ bạo lực gia đình. Tuy nhiên phải nhận thấy rằng vấn đề
phụ nữ bị bạo lực vẫn đang xảy ra, trước thực trạng đó đòi hỏi cần có sự trợ
giúp tích cực hơn nữa từ phía cộng đồng xã hội và không thể không kể đến
vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp, tham vấn tư vấn, hòa
giải, truyền thông, biện hộ, trợ lý pháp lý và là cầu nối giữa người phụ nữ với
các nguồn lực hỗ trợ của xã hội. Với mong muốn được góp một phần công
sức nhỏ bé của mình vào việc trợ giúp nạn nhân, giảm hậu quả bạo lực,
phòng, chống bạo lực gia đình, tui đã lựa chọn đề tài “Vai trò của nhân viên
Công tác xã hội đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình” (Nghiên cứu tại huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định) để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Bạo lực gia đình với phụ nữ đang tồn tại ở rất nhiều nước, là một sự vi
phạm không thể chấp nhận đến thân thể và nhân phẩm của con người, bạo lực
gia đình đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ trên toàn thế
giới và là một trở ngại lớn cho bình đẳng giới.
Bạo lực gia đình với phụ nữ đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với
nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, lứa tuổi,
trình độ văn hóa, địa vị xã hội. Ngay ở những nước được coi là phát triển và
văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít người phải chịu đựng vấn nạn
này. Nạn bạo lực gia đình thực sự là một vấn đề có tính toàn cầu và đòi hỏi
một cách tiếp cận đa ngành để giải quyết triệt để.
Trong các điều tra dân số từ 48 nước trên thế giới, 10 - 69% phụ nữ cho
biết họ đã trải qua một số bạo lực thân thể bởi một người bạn tình của họ

2QRT0lX4Tu3Y3Nc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status