Phòng ngừa vị thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp xã Nghi Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi xã hội luôn tồn tại những vấn đề bức xúc đòi hỏi sự quan tâm, đóng
góp của tòan thể cộng đồng để giải quyết vấn đề đó. Bước sang thế kỷ XXI, Việt
Nam không chỉ phải đối đầu với những khó khăn về kinh tế, chính trị mà còn cả về
văn hóa, xã hội. Bên cạnh các vấn nạn như đói nghèo, thất nghiệp, tham nhũng, bất
bình đẳng… công tác phòng chống tội phạm hình sự đã được Đảng, Nhà nước hết
sức quan tâm; song do nhiều nguyên nhân, tình hình hoạt động của tội phạm hình sự
và tệ nạn xã hội ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, đặc biệt
trong thời gian gần đây xuất hiện một số loại tội phạm mới. Trong đó đáng báo động
là tình trạng đi xuống về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu
niên, học sinh sinh viên ngày càng gia tăng, gây ra nhiều vụ án và tệ nạn xã hội rất
nghiêm trọng.
Xã Nghi Phú- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành
phố Vinh. Xuất phát là một xã thuần nông, nhờ lợi thế có đường Quốc lộ 46 và
đường cao tốc chạy qua cùng với thu hút đầu tư có hiệu quả nên trong những năm
gần đây bộ mặt xã Nghi Phú đã có nhiều thay đổi, các dự án khu đô thị, trường học,
bệnh viện, cơ quan lớn của Thành phố Vinh đều được di chuyển ra địa bàn xã; tốc
độ phát triển kinh tế nhanh, mạnh.
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã Nghi Phú cũng xảy ra nhiều vấn đề xã hội
đáng lưu ý. Đây là địa bàn được coi là “ điểm nóng” có số vụ trẻ vị thành niên phạm
tội gia tăng nhiều trong những năm gần đây. Các loại tội phạm chủ yếu như: Cướp
giật, trộm cắp tài sản, buôn bán, tàng trữ chất ma túy, tàng trữ và sử dụng pháo nổ,
vũ khí … Ngoài ra còn có những loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như: Giết
người, hiếp dâm. Hiện nay, xã Nghi Phú có 673 số trẻ trong lứa tuổi vị thành niên và
50% số đó đang đứng trước những nguy cơ có hành vi vi phạm pháp luật như: Thiết
chế gia đình không bền vững, thất học, lao động sớm, thời gian rỗi nhiều, lui tới đến
các khu được cảnh báo, nhiều nhóm đối tượng đã có những hành vi phạm
pháp…[24, tr. 7]
Với nguyên lý: “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và nhận thấy công tác xã hội có
thể ứng dụng phương pháp phát triển cộng đồng để hỗ trợ các hoạt động tại địa
phương để phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật. Cùng với việc sử dụng cách
thức tiếp cận cộng đồng, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Phòng ngừa vi
thành niên phạm tội dựa vào cộng đồng” (Nghiên cứu trƣờng hợp tại xã Nghi
Phú- Thành phố Vinh- Nghệ An).
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Theo quan điểm của các nhà tội phạm học trên thế giới, việc nghiên cứu tội
phạm học đã có từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người nhưng nghiên cứu tội phạm
học với tư cách là một ngành khoa học độc lập thì có từ 150 năm trước đây, khi mà
chủ nghĩa tư bản đến giai đoạn phát triển và tội phạm trở thành nỗi kinh hoàng của
xã hội loài người. Ngay từ khi ra đời, việc nghiên cứu tội phạm cũng đã hình thành
những hướng tiếp cận khác nhau. Trong xã hội hiện đại vấn đề tội phạm ở lứa tuổi
vị thành niên cũng vốn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Tội
phạm học, tâm lý học, xã hội học...
Dưới góc độ xã hội học, vấn đề tội phạm (lệch lạc) đã được nhiều nhà xã hội
học quan tâm nghiên cứu và lý giải theo nhiều cách khác nhau như Emile Durkhiem,
với tác phẩm Tự tử nổi tiếng, ông cho rằng: Sự lệch lạc là “ Một trạng thái bị mất sự
điều chỉnh bình thường, do người nào đó không hội nhập được vào xã hội vì các nhu
cầu của anh ta không khớp với các khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho anh ta
để thỏa mãn các nhu cầu đó”. Travis Hirschi, trong tác phẩm các nguyên nhân của
tội phạm thì chỉ ra rằng: “ Sở dĩ người ta có ít hành vi sai lệch là do “ bị ràng buộc
xã hội”. Tức là do người ta quá tin tưởng vào các giá trị xã hội hiện hành, do đó cố
gắng bám theo các mục tiêu và lao vào các hoạt động được chấp nhận cho nên làm
cho họ phải gắn bó với môi trường xung quanh ( cha mẹ, bạn bè, nhà trường…) và
chính môi trường xung quanh đó đã ràng buộc họ tránh những hành vi sai lệch”.
Những năm cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học và công
nghệ, các loại hình văn hóa đồi trụy, độc hại cũng phát triển tràn lan, nhiều nhà xã
hội học Mỹ như: P.Sorokin, Taft, Taylor,… “ đã cố chứng minh rằng: Nạn ma túy,
tự tử và tội phạm là kết quả tất yếu của sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học
kỹ thuật. Mức độ công nghiệp hóa, tự do lợi nhuận đã phá vỡ quan hệ nhân đạo giữa
người với người. …Nói chung việc nghiên cứu hiện tượng lệch chuẩn và tội phạm,
là vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học đặc biệt là các nhà xã
hội học, tội phạm học, tâm lý học…
Từ đầu những năm 70, nhiều chuyên khảo được xuất bản dưới tên gọi “ Tội
phạm học” ở Nhật Bản và phương Tây. Các tác giả cho rằng Tội phạm học “ là khoa
học về phát hiện, khám phá tội phạm và về công tác ngăn chặn chúng”. Quan điểm
này chịu ảnh hưởng của Tội phạm học Mỹ cho rằng nghiên cứu nguyên nhân tội
phạm và các biện pháp đấu tranh là thuộc về nội hàm của Tội phạm học.
Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chính sách cải cách, mở
cửa ở các nước xã hội chủ nghĩa, các nhà nghiên cứu tội phạm học đã quan tâm
nhiều hơn đến việc tham gia các chương trình nghiên cứu và hoạt động phòng ngừa
tội phạm chung của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là tham gia các Hội nghị Liên Hợp
Quốc về phòng ngừa tội phạm và giáo dục những kẻ vi phạm pháp luật (United
Nations Congress on the Prevention of Crime and the treatment of Offenders).
Ngoài ra còn nhiều chương trình nghiên cứu, điều tra chung về Tội phạm học giữa
các nhà tội phạm học xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa về các vấn đề phòng
chống tội phạm quốc tế, phòng chống tội phạm ở môi trường thành phố, phòng
chống tội phạm thanh thiếu niên…
Đồng thời, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã xuất bản nhiều chuyên
khảo có giá trị về Tội phạm học như: “ Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản hiện
đại” của Can Ueda, Tokyo, 1988; “ Tội phạm ở Mỹ”, Washington 1975 của cựu Bộ
trưởng tư pháp Mỹ R.Clark; “ Những nguyên lý cơ bản của tội phạm học” của
Sutherland và Cressey (Mỹ) xuất bản lần thứ 6; “ Tội phạm học” của Hans Jugren
Kernes (CHLB Đức) năm 1992’ “Liên Hợp Quốc và phòng ngừa tội phạm” New
York 1991; “Phòng ngừa tội phạm ở thành phố” năm 1991 do “ Chương trình
phòng ngừa tội phạm Quốc gia” Pháp xuất bản’ “Phòng ngừa nạn nghiện ma túy ở
Mỹ” năm 1991; “ Chiến lược phòng ngừa tội phạm trong thanh niên ở Anh” năm
1991; “ Tội phạm học hiện nay” của Frank Schmalleger (Mỹ) năm 1994…
Dưới góc độ tội phạm học, bằng phương pháp phân tích số liệu thống kê tội
phạm qua các năm, đã có nhiều công trình nghiên cứu vị thành niên phạm tội đã
được công bố như:
Năm 1981, trong luận án phó tiến sỹ luật học với đề tài “ Nghiên cứu và
phòng ngừa tội phạm của những người chưa thành niên ở Việt Nam”, tác giả


9m1J9x6Z1m1r3OE

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status