Hoàn thiện mô hình Công tác xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập tại trường tiểu học của trung tâm Hand in Hand - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và nhà nƣớc ta cũng luôn coi trong công tác giáo dục và sự bình đẳng
trong giáo dục. Nhiều văn bản pháp lý liên quan đến trẻ em, ngƣời khuyết tật – trẻ
khuyết tật đề cập đến vấn đề ƣu tiên hòa nhập và giáo dục hòa nhập. Một trong
những trọng tâm của công tác giáo dục là bình đẳng trong giáo dục và xã hội hóa
giáo dục, tạo mọi điều kiện cho trẻ đƣợc đến trƣởng và hƣởng môi trƣờng giáo dục
hiệu quả thân thiện.[1]
Mặc dù trẻ tự kỷ có khiếm khuyết lớn trong vấn đề tƣơng tác xã hội, nhƣng
có rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định trẻ tự kỷ cũng cần đƣợc đi
học hòa nhập giống nhƣ tất cả các trẻ em khác. Tùy từng mức độ rối loạn để điều
chỉnh mục tiêu học hòa nhập cho phù hợp. Nhiều trẻ sau khi đến trƣờng đã có
những chuyển biến rất tích cực. Ông Rick Frost, cố vấn về giáo dục hòa nhập thuộc
Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ khuyết tật (Bộ GD-ĐT), lý giải vì sao Trẻ tự kỷ
cần đƣợc giáo dục hòa nhập: “ Trường học là môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Giáo dục hòa nhập tạo môi
trường giao tiếp tốt cho trẻ, tạo ra những “mẫu” giao tiếp để trẻ tự kỷ học hỏi, bắt
chước. Nếu chỉ sống trong môi trường giáo dục của gia đình hay giáo dục tách
biệt, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi giao tiếp xã hội. Vốn bị hạn chế về khả năng
ngôn ngữ và giao tiếp, được tiếp xúc thường xuyên với các trẻ khác, trẻ tự kỷ sẽ
học hỏi được những thói quen giao tiếp thông thường và phát triển kỹ năng ngôn
ngữ. Trẻ tự kỷ sẽ vấp phải những thách thức nhưng đó cũng là động lực để trẻ
phấn đấu.”[37]
Hiện nay, một số trƣờng trên địa bàn Hà nội đã bƣớc đầu tiếp nhận các
trƣờng hợp trẻ tự kỷ đi học hòa nhập. Tuy nhiên giáo viên và điều kiện cơ sở vật
chất ở các trƣờng còn nhiều hạn chế. Giáo viên thƣờng gặp khó khăn khi xử lý
hành vi của các em.[42]
Nhiều gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ do thiếu thông tin và nguồn lực
hỗ trợ nên dù rất muốn đƣa trẻ đến trƣờng nhƣng lực bất tòng tâm đành gửi con
vào các trung tâm giáo dục chuyên biệt do không tìm đƣợc trƣờng phù hợp và chịu
nhận con vào học. [41]
Những khiếm khuyết về vận động, tƣ duy, kỹ năng, và giao tiếp của bản
thân cũng khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn khi đến trƣờng và khó hòa nhập đƣợc
với các bạn. Có nhiều trƣờng hợp trẻ đã đƣợc đi học hòa nhập cùng các bạn nhƣng
sau một thời gian không hiệu quả, trẻ đành từ bỏ việc học tại trƣờng[47].
Từ những nhu cầu thực tế đó, một vài mô hình hỗ trợ hòa nhập cho nhóm trẻ
tự kỷ đã đƣợc các chuyên gia, thầy cô, và gia đình các em áp dụng .Nhƣng những
mô hình này thƣờng chỉ đƣợc xây dựng dựa trên một khía cạnh duy nhất là chỉ tập
trung đến việc nâng cao kết quả học tập của các em ở trƣờng. Việc các em đáp ứng
đƣợc yêu cầu học tập ở trƣờng giống một trẻ bình thƣờng là vô cùng khó, hơn nữa
đây không phải là toàn bộ mục đích chính việc học hòa nhập. “ Khuynh hƣớng hòa
nhập” (Mainstreaming – Tiếng Anh) có nghĩa là giúp đỡ ngƣời khuyết tật SỐNG ,
HỌC TẬP và LÀM VIỆC trong những điều kiện đặc thù nơi họ có đƣợc cơ hội tốt
nhất để trở nên ĐỘC LẬP tới mức mà họ có thể[38]. Nhƣ vậy ý nghĩa đầy đủ của
hoạt động học nhập với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng là các em
không chỉ học những kiến thức văn hóa mà các em còn có môi trƣờng rộng hơn để
giao lƣu kết bạn, để trải nghiệm cuộc sống và tự bộc lộ bản thân. Những mô hỗ trợ
hiện nay đa phần là tự phát nhỏ lẻ, không đƣợc quản lý và chuyên nghiệp hóa vì
vậy hiệu quả thấp. Hiệu quả hòa nhập của trẻ trong các mô hình này thƣờng không
dài và bền vững . Chính vì nhu cầu cấp thiết này, với vai trò nhân viên CTXH, tôi
đề xuất đƣợc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện mô hình CTXH hỗ trợ trẻ
tự kỷ thích nghi với quá trình hòa nhập tại trường tiểu học”.
2. Tổng quan các nghiên cứu
Xã hội ngày càng phát triển kèm theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe ,
giáo dục ngày càng đƣợc quan tâm. Một trong những nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng
lợi từ quá trình này chính là trẻ em. Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng
trở thành những nhóm đối tƣợng đƣợc quan tâm chăm sóc của Đảng, nhà nƣớc
thông qua các hệ thống chính sách và các nhà khoa học thông qua các nghiên cứu
khoa học.
Hiện nay chủ đề về Tự kỷ và trẻ tự kỷ đang đƣợc xã hội vô cùng quan tâm
do mức độ phát hiện bệnh ở trẻ ngày càng nhiều những[44] ảnh hƣởng của hội
chứng với trẻ , gia đình và cả xã hội. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến
trẻ tự kỷ ở nhiều lĩnh vực khoa học mà đông đảo nhất là Tâm lý và Y tế. Trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu của khóa luận, tác giải đã lựa trọn một số công trình
nghiên cứu, bài viết tiêu biểu về trẻ tự kỷ và thực trạng hòa nhập của trẻ tự kỷ.
Hai công trình nghiên cứu có ảnh hƣớng đến góc nhìn của xã hội với hội
chứng tự kỷ ở trẻ em phải kể đến là “Nghiên cứ u nhân ̣ thứ c của trẻ tự kỷ tại Thà nh
phố Hồ Chí Minh” của tác giả Ngô Xuân Điệp Công [40]và “Những khoảnh khắc
lóe sáng trong tương tác mẹ con của trẻ có nét tự kỷ ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Minh Đức [40]. Hai công trình đã góp phần rất lớn về mặt lý luận cũng
nhƣ đề xuất các phƣơng pháp trị liệu đối với các trẻ tự kỷ tại nƣớc ta. Trong các
công trình nghiên cứu đƣợc công bố, các nhà tâm lý đã đề cập các hƣớng điều trị
mới nhƣ : trị liệu bằng phân tâm học, hay áp dụng các phƣơng pháp ABA, phƣơng
pháp PECS, Floor time, các trò chơi trị liệu… đều đã mang lại hiệu quả nhất định
trong việc can thiệp cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên phƣơng pháp điều trị bằng “hành vi
nhận thức” mà một vài công trình nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chỉ rõ là
phƣơng pháp mang lại hiệu quả lớn nhất cho các trẻ tự kỷ. Chính phƣơng pháp can
thiệp trị liệu bằng hành vi nhận thức luôn coi trọng đặc biệt tới hai rối loạn mang
tính nền tảng của bệnh tự kỷ đó chính là “hành vi” và “nhận thức” của trẻ. Các nhà
nghiên cứu luôn có xu hƣớng đi sâu tìm hiểu và chỉ ra rằng các liệu pháp trị liệu



cPEsFud5tnu6ETg

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status