Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Tri Phương - huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................. 8
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................... 15
3.1.Ý nghĩa khoa học................................................................................ 15
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 16
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 16
4.1. Mục đích............................................................................................ 16
4.2. Nhiệm vụ ........................................................................................... 16
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ..................................... 17
5.1. Đối tượng........................................................................................... 17
5.2. Khách thể........................................................................................... 17
6. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 17
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 18
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có............................................... 18
8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................. 18
8.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến .......................................................... 18
8.4. Phương pháp quan sát ....................................................................... 20
8.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 20
9. Một số thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng tới kết quả nghiên cứu.... 21
10. Kết cấu luận văn .................................................................................. 21
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 23
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU... 23 1.1. Các khái niệm công cụ........................................................................ 23
1.1.1. Khái niệm về Gia đình ................................................................... 23
1.1.2. Khái niệm về Bạo lực gia đình....................................................... 26
1.1.3. Khái niệm Bạo lực thể chất............................................................ 28
1.1.4. Khái niệm về Phụ nữ...................................................................... 29
1.1.5. Khái niệm Đinh kiến giới............................................................... 31
1.2. Lý thuyết áp dụng trong đề tài.......................................................... 32
1.2.1. Thuyết Hệ thống sinh thái .............................................................. 32
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ...................................................... 35
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở
XÃ TRI PHƢƠNG - HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH.................. 40
2.1. Đánh giá chung về thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam................................................................................................. 40
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Tri Phƣơng -
huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh................................................................. 42
2.2.1. Nhận thức của người dân về BLGĐ và bạo lực thể chất với phụ nữ... 42
2.2.2. Các biểu hiện và mức độ thường xuyên của bạo lực thể chất với
phụ nữ....................................................................................................... 49
2.2.3. Mức độ thường xuyên phụ nữ bị bạo lực thể chất hiện nay tại địa
phương...................................................................................................... 53
2.2.4. Cách đối phó của phụ nữ khi bị bạo lực thể chất........................... 56
2.3. Một số nguyên nhân của bạo lực thể chất với phụ nữ xã Tri
Phƣơng - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh................................................ 60
2.4. Hậu quả của bạo lực thể chất với phụ nữ......................................... 65
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU BẠO LỰC
GIA ĐÌNH Ở TRI PHƢƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI.................................................................................... 71
3.1. Một số giải pháp tại địa phƣơng........................................................ 71 3.1.1. Tiến hành hòa giải, tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục kết hợp với
xử phạt hành chính ................................................................................... 71
3.1.2. Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã .......................................... 72
3.1.3. Nâng cao nhận thức cho người dân và đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền về luật phòng, chống BLGĐ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội. ..... 73
3.1.4. Cải thiện kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho người dân ........ 75
3.1.5. Một số biện pháp nâng cao năng lực cho phụ nữ........................... 76
3.2. Các hoạt động trợ giúp phụ nữ bị bạo lực tại địa phƣơng ............. 78
3.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội............................................... 81
3.3.1. Vai trò truyền thông vận động nâng cao nhận thức về phòng,
chống BLGĐ ............................................................................................ 82
3.3.2. Vai trò tham vấn, tư vấn................................................................. 82
3.3.3. Vai trò trợ giúp pháp lý .................................................................. 83
3.3.4. Vai trò biện hộ................................................................................ 84
3.3.5. Vai trò hòa giải............................................................................... 85
3.3.6. Người trợ giúp tiếp cận các nguồn lực........................................... 85
3.3.7. Vai trò hỗ trợ nâng cao kỹ năng..................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 87
1. Kết luận................................................................................................... 87
2. Khuyến nghị ........................................................................................... 89
2.1. Với cấp Trung ương .......................................................................... 89
2.2. Đối với chính quyền xã ..................................................................... 90
2.3. Đối với phụ nữ................................................................................... 91
2.4. Đối với nam giới ............................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 93
PHỤ LỤC....................................................................................................... 95
bình đẳng, họ cũng là chủ của gia đình, có vị trí và vai trò ngang hàng với
nam giới, mà còn khiến cho nam giới, chủ thể chính gây ra bạo lực thể chất
không xác định được mức độ sai phạm cũng như tính chất nguy hiểm và hậu
quả những hành vi bạo lực với mình nên thực trạng bạo lực thể chất với phụ
nữ vẫn diễn ra.
Như vậy, hạn chế về mặt nhận thức các kiến thức liên quan tới quyền
phụ nữ và BLGĐ đã dẫn đến thực trạng cả chủ thể gây ra bạo lực và nạn nhân
của bạo lực đều chưa có ý thức cao trong việc phòng, ngừa bạo lực xảy ra.
Nguyên nhân thứ hai dẫn tới tình trạng bạo lực thể chất với phụ nữ là
do kinh tế gia đình khó khăn với 42,6% phụ nữ và 57,5% nam giới lựa chọn
trả lời. Như vậy cả nam giới và nữ giới tại địa phương đều cho rằng sự khó
khăn về kinh tế khiến cho họ luôn phải nghĩ tới việc kiếm tiền, sự vất vả mệt
nhọc đè nặng lên cuộc sống hằng ngày, các nhu cầu của con người không thể
đáp ứng đầy đủ do thiếu tiền. Và sự vật lộn kiếm sống trở thành miền đất ươm
mầm cho những xung đột và bạo lực.
Trong những năm gần đây, tại địa phương người dân bắt đầu tập trung
vào việc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, kinh tế của các hộ gia đình cũng được cải
thiện nhưng phần khó khăn vẫn chưa hề thuyên giảm. Đây là một loại nghề
yêu cầu vốn khá cao, đa phần người dân phải vay tiền từ ngân hàng để đầu tư.
Hàng sản xuất ra vào những thời gian đầu năm thường rất khó bán, thời tiết
lại nắng nóng, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, người dân phải bán tháo
khiến thiệt hại lớn, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn và bạo lực lại xuất hiện.
“Từ tháng 2 tới giờ, nhà chú phải đắp đống tới gần 30 bộ bàn ghế, số
vốn lên tới hơn hai trăm triệu đồng, trong khi còn phải trả tiền lãi ngân hàng,
tiền công thợ, tiền chi tiêu hàng ngày...hàng phải bán tháo mà cũng chẳng có
ma nào mua cho, lo lắng, sốt ruột, không bán được hàng không có tiền mua
nguyên liệu mà làm, vợ thì cứ cằn nhằn, nói nhiều, nhiều lúc bực quá chú tát
cho cái” (Chú ĐVĐ, 40 tuổi, thợ mộc, thôn Lương, Tri Phương). Theo kết quả điều tra thì còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình
trạng BLGĐ. Nhưng có một điều đáng chú ý là ở các nguyên nhân tiếp theo
thì tỷ lệ lựa chọn giữa nam giới và phụ nữ có sự chênh lệch đáng kể. Theo kết
quả này, những người phụ nữ thì cho rằng: người chồng thường có tính gia
trưởng và thường hay áp đặt với người phụ nữ, hay dùng uy quyền để trấn áp
họ. Còn theo lý luận của nam giới thì không phải lúc nào họ cũng có những
hành vi bạo lực với vợ mà chủ yếu là do những người phụ nữ thường mắc
bệnh nói quá nhiều khiến họ bực mình, nhiều lúc họ cũng im lặng, nhẫn nhịn
để gia đình yên bình nhưng cứ nhịn thì các chị em lại càng nói nhiều nên mới
phải sử dụng những hành vi mang tính bạo lực để tỏ rõ uy quyền.
Như vậy, nguyên nhân không thể xét trên góc độ chủ quan của phụ nữ
hay nam giới mà kết luận nguyên nhân nào quan trọng hơn. Bởi họ đều muốn
đổ lỗi cho đối phương và bảo vệ mình, cho rằng những hành vi của mình là
đúng. “Đàn ông ai chẳng nóng tính, nhiều lúc vợ con hư phải đánh không thì
mọi người bảo mình sợ vợ, nhưng không phải lúc nào cũng đánh, có những
lúc mình nhịn nhưng mẹ nó cứ nói mãi, điên tiết tao tát cho mấy phát thế là
im luôn” (Anh ĐVT, 28 tuổi, phố Ve, Tri Phương)
Như vậy bạo lực thể chất không chỉ do người đàn ông gia trưởng hay
người vợ nói quá nhiều, nguyên nhân sâu sa chính là cả hai vợ chồng không
biết nhịn nhau “Chị nghĩ một điều nhịn là chín điều lành, hai bên vợ chồng
cùng thu nhỏ cái tui lại, mọi nỗi tức giận nên kiềm chế bớt thì sẽ không có
bạo lực” (Chị TTT, 32 tuổi, cán bộ hội phụ nữ thôn Cao Đình)
Cùng với các nguyên nhân trên thì trong thời gian gần đây tại địa
phương xuất hiện hiện tượng “ngoại tình” mà theo tiêu chí đánh giá, đây cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng vợ chồng “xô xát”, gia
đình có mâu thuẫn với 6,4% phụ nữ và 8,5% nam giới lựa chọn trả lời cho
chúng ta thấy nguyên nhân này chưa chiếm vị trí chủ yếu nhưng cũng là một
trong những ngòi pháo cho bạo lực thể chất diễn ra với tính chất gay gắt:

CgfakBu78A901JE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status