Tác động của du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khái quát về tự nhiên và con người ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trình bày tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn; quá trình phát triển du lịch và phạm vi ảnh hưởng của du lịch ở Sa Pa. Tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đối với đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường sinh thái các dân tộc ở Sa Pa. Đưa ra những giải pháp cho phát triển du lịch bền vững đồng thời bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn tộc người ở Sa Pa
Luận văn ThS. Dân tộc học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

DẪN LUẬN
1. Lí do chọn đề tài:
Trong vài thập kỷ qua, nhân loại đã đƣợc chứng kiến nhiều sự biến
đổi lớn lao của các nền văn hoá. Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay trên
mọi lĩnh vực, sự giao lƣu ảnh hƣởng giữa các nền văn hoá cũng phát triển
mạnh mẽ. Trong đó, các hoạt động du lịch của con ngƣời đóng vai trò quan
trọng, là cầu nối cho sự giao lƣu, tiếp biến và ảnh hƣởng văn hoá, kinh tế, xã
hội của các nền văn minh trên thế giới, của các quốc gia, dân tộc, đƣa đến sự
biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân loại. Hàng trăm
triệu ngƣời tham gia vào các luồng du lịch... làm cho các nền văn hoá ở khắp
mọi nơi trên trái đất có cơ hội để gặp gỡ, giao lƣu với nhau. Có thể nói, trên
phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Trong
vòng 30 năm (từ 1960 đến 1991), số khách du lịch trên thế giới tăng khoảng
64 lần, thu nhập quốc dân từ du lịch tăng khoảng 38 lần. Sự phát triển có tốc
độ chóng mặt của du lịch với một lợi nhuận lớn thu đƣợc đã khiến nhiều
nƣớc nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia... coi du lịch nhƣ một ngành kinh
tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình.
Từ đó cũng mở ra cho họ nhiều khả năng tạo việc làm cho phần đông số dân
thất nghiệp đồng thời mở rộng giao lƣu văn hoá hội nhập với thế giới. [47-
579]
Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lƣu quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát
triển giao thông cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không
với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam có
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên
lẫn nhân văn, tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhiều loại hình du lịch
phong phú, hấp dẫn nhƣ nghỉ dƣỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ,
hội nghị, festival... dài ngày và ngắn ngày. Vì vậy, trong chính sách phát
triển của mình, Việt Nam cũng đã xác định du lịch là "ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc"[23]. Và du
lịch "là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng trong đƣờng lối phát triển kinh tế -
xã hội của Đảng và Nhà nƣớc"[4].
Đất nƣớc Việt Nam có 3/4 lãnh thổ lục địa là khu vực miền núi, là địa
bàn cƣ trú chủ yếu của hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số. Khu vực này cũng
đồng nghĩa với khái niệm vùng sâu, vùng xa, với nhiều khó khăn về đời
sống kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật yếu kém.
Nhiều nơi hiện nay dân cƣ vẫn sống dƣới mức cùng kiệt khổ. Trƣớc tình hình
đó, Đảng và Nhà nƣớc đã và đang triển khai thực hiện một số chƣơng trình
quốc gia về xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống cho nhân dân, phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó có chủ trƣơng phát triển kinh tế du lịch.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ: lấy phát
triển du lịch văn hoá sinh thái làm định hƣớng chính, ngành du lịch Việt
Nam đã chú trọng đầu tƣ nhiều hơn vào khu vực miền núi nhằm khai thác
các nguồn tài nguyên tự nhiên và nền văn hoá của các cộng đồng dân tộc
thiểu số. Qua đó thấy rằng phát triển du lịch miền núi đƣợc xác định là giải
pháp quan trọng trực tiếp góp phần vào sự nghiệp cao cả trên của Đảng và
Nhà nƣớc. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của du lịch và việc phát triển
kinh tế du lịch nhằm nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền
núi, tui đã chọn vấn đề nghiên cứu du lịch miền núi làm luận văn cao học
của mình.
Một lý do không kém phần quan trọng nữa là trong 2 năm 1997 -
1998, tui may mắn đƣợc các thày giáo trong bộ môn Dân tộc học cho phép
tham gia vào Dự án "Các dân tộc thiểu số trong môi trƣờng biến đổi" với tƣ
cách là học viên cao học của bộ môn. Dự án đƣợc thực hiện bởi sự phối hợp
giữa Viện Dân tộc học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia),
Bộ môn Dân tộc học Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc
gia và Trƣờng Đại học Xã hội Chiềng Mai, Thái Lan. Một trong những mục
tiêu của dự án là nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá, trong đó có
vấn đề du lịch miền núi trong tình hình đổi mới hiện nay. Đối tƣợng nghiên
cứu của dự án giới hạn ở ba dân tộc H'mông, Dao và Thái - là những dân tộc
đều có mặt, sinh sống ở Thái Lan và Việt Nam, rất thuận tiện cho những
nghiên cứu so sánh. Có thể nói, đƣợc tham gia vào dự án tạo ra điều kiện tốt
giúp tui thực hiện luận văn này. Vì vậy, tui đã chọn nghiên cứu vấn đề du
lịch và những tác động của du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở Sa Pa
(Lào Cai), trong đó chủ yếu đi sâu nghiên cứu về ngƣời H'mông và ngƣời
Dao đỏ ở đây.
Tóm lại, việc nghiên cứu để thấy đƣợc những tác động ảnh hƣởng của
du lịch đối với đời sống của các dân tộc ở Sa Pa không chỉ có ý nghĩa trong
việc góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội của đồng bào các dân tộc nơi đây mà còn định hƣớng phát triển
cho các hoạt động du lịch ở Sa Pa, nhằm phát huy bản sắc văn hoá tộc
ngƣời, đồng thời góp phần giúp đồng bào các dân tộc xoá đói, giảm nghèo,
nâng cao trình độ dân trí, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc
và góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Từ đó, đề tài nghiên cứu cũng
mong có những đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu giải quyết vấn đề về
chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nƣớc.

5TNzlHLycV2jGox

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status