Tổ chức và khai thác tài liệu số tại thư viện Tạ Quang Bửu trường đại học Bách Khoa Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Khoa học thư viện -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu vai trò Tài liệu số (TLS) đối với Thư viện Tạ Quang Bửu (TV TQB). Tìm hiểu đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin về TLS, nghiên cứu thực trạng tổ chức và khai thác TLS. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác TLS tại TV TQB
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay chúng ta đang sống trong “thời đại thông tin” mọi hoạt động sống,
lao động của con người đều cần có thông tin. Sự gia tăng nhanh chóng của thông tin
cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là khối lượng tri thức khoa học của nhân loại
không ngừng tăng lên đã dẫn tới hiện tượng “bùng nổ thông tin”. Sự ra đời và phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động lớn đến mọi ngành nghề trong
xã hội trong đó có ngành thư viện. Nhiều loại hình xuất bản phẩm hiện đại xuất hiện
đặc biệt là tài liệu số (TLS) đã làm thay đổi hoạt động của các cơ quan thông tin –
thư viện (TT-TV). Bên cạnh, việc thu thập, phát triển, khai thác tài liệu dưới dạng in
ấn như: sách, báo, tạp chí,… các cơ quan TT-TV cần quan tâm, đầu tư phát triển
TLS, TVS để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin.
TLS đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động TT-TV do có nhiều
ưu thế vượt trội so với tài liệu truyền thống. TLS cung cấp khả năng truy cập từ xa,
người dùng không còn bị phụ thuộc vào không gian, thời gian, thông tin phong phú,
đa dạng, được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm
thanh,... không hạn chế số lượng người truy cập tại cùng một thời điểm. Bên cạnh
đó, xã hội phát triển nhanh chóng làm cho con người bận rộn hơn, có ít thời gian để
đến các cơ quan TT-TV tìm thông tin, tài liệu hơn nhưng nhu cầu tin của con người
lại ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Họ luôn mong muốn được đáp ứng thông tin
một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ nhất. Chính vì vậy, phát triển
thư viện điện tử (TVĐT), thư viện số (TVS) là xu hướng phát triển tất yếu của các
thư viện trên thế giới, đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển ngành TT-TV
Việt Nam.
Thư viện Tạ Quang Bửu (TV TQB) - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
(sau đây gọi tắt là TV TQB) là một trong những thư viện lớn trong hệ thống thư
viện đại học, được xây dựng đầu tư phát triển thành TVĐT hiện đại. Song song với
nhiệm vụ chính là phục vụ, cung cấp thông tin, tài liệu khoa học kỹ thuật cho giảng
viên, sinh viên, nghiên cứu sinh trong toàn Trường, TV TQB đang phấn đấu trở
thành thư viện đầu mối cung cấp, chia sẻ thông tin cho khối các trường đại học về
khoa học kỹ thuật tại phía Bắc và trong cả nước. Để có thể trao đổi, chia sẻ thông
tin được nhanh chóng dễ dàng và hiệu quả, TV TQB cần quan tâm, đầu tư phát triển
TVS trong đó TLS là yếu tố cốt lõi và không thể thiếu. Tuy nhiên, TV TQB mới
triển khai xây dựng và phát triển TVS từ năm 2009, hoạt động tổ chức và khai thác
TLS còn chưa hiệu quả. Hiện nay, TLS tại TV TQB chủ yếu là TLS nội sinh, số
lượng các cơ sở dữ liệu (CSDL), ebook mua còn rất ít do kinh phí hạn hẹp, hoạt
động số hoá tài liệu còn rất chậm và chất lượng chưa cao. TV TQB mới chỉ phục vụ
người dùng tin các TLS dưới dạng văn bản (dạng text) là chủ yếu, chưa phát triển
các dạng hình ảnh, âm thanh, video, chưa xây dựng được CSDL elearning phục vụ
cho đào tạo tín chỉ của Nhà trường. Quá trình xây dựng và phát triển TLS cũng như
Website TVS vẫn đang trong thời gian thử nghiệm nên chưa hoàn thiện, chưa công
bố rộng rãi. Phạm vi phục vụ và cung cấp thông tin chưa rộng khắp, TLS hiện chỉ
phục vụ cho cán bộ, sinh viên trong Trường đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK
HN), khai thác tại TV TQB và trong toàn Trường, chưa có sự trao đổi chia sẻ mạnh
mẽ với các cơ quan khác. Các văn bản, chính sách của TV TQB và Nhà trường đối
với TLS chưa đầy đủ. Trong những năm gần đây TV TQB đã được đầu tư phát triển
tuy nhiên đầu tư chưa đi theo chiều sâu, chưa chú trọng phát triển mạnh TLS, trang
thiết bị, hạ tầng công nghệ phục vụ cho số hoá tài liệu còn kém. TLS là loại hình tài
liệu có nhu cầu sử dụng cao, được đa số các nhóm người dùng tin của TV TQB sử
dụng tuy nhiên kinh phí bổ sung hàng năm không ổn định và rất thấp. Số lượng
ebook, các CSDL mua còn rất ít và đang dần bị cắt giảm trong điều kiện kinh phí
hạn hẹp, giá cả TLS lại không ngừng tăng lên nhanh chóng. Một trong những yêu
cầu cấp thiết hiện nay là cần có sự nghiên cứu chuyên sâu, đưa ra các giải pháp cụ
thể nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác TLS tại TV TQB.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của tổ chức và khai thác TLS đối với sự phát
triển của TV TQB và Trường ĐHBK HN trong tình hình hiện nay nên tui đã mạnh
dạn chọn đề tài: “Tổ chức và khai thác tài liệu số tại Thư viện Tạ Quang Bửu –
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THEO HƯỚNG ĐỀ TÀI
Theo hướng nghiên cứu của đề tài ở trong và ngoài nước đã có một số công
trình nghiên cứu mang tính ứng dụng, điều tra nghiên cứu thực tiễn tại một số các
cơ quan TT-TV cụ thể như sau:
- Các bài viết trên các tạp chí, website nước ngoài liên quan tới TLS như:
+ Hodge, Gail (2000), Systems of Knowledge Organization for Digital
Libraries, Washington, D.C., Digital Library Federation and the Council on Library
and Information Resources, 37 pg. Bài viết đề cập đến kiến thức tổ chức TVS.
+ Kahle, Brewster., Rick Prelinger, Mary, E Jackson (2001), Public access to
digital material, D-Lib Magazine, Volume 7 Number 10. Truy cập trang
http://www.dglib.org Bài viết đã tổng quan về truy cập công cộng TLS, giới thiệu
ba cách truy cập nhằm mở rộng khả năng truy cập công cộng đến TLS.
+ Lavoie, Brian F. (2003), The Incentives to Preserve Digital Materials:
Roles, Scenarios and Economic Decision-Making. Truy cập trang
http://www.oclc.org. Bài viết đã đề cập tới vai trò, một số vấn đề trong hoạt động
bảo quản TLS.
+ Research Libraries Group (2002), Trusted Digital Repositories: Attributes
and Responsibilities: An RLG-OCLC Report, California, RLG, Inc. , 62 pg. Truy
cập trang http://www.rgl.org. Báo cáo đã trình bày vai trò, cách thức tổ chức, chính
sách, trách nhiệm, một số kinh nghiệm trong lưu trữ, bảo quản TLS.
- Các luận văn cao học
+ Các luận văn đề cập đến số hoá tài liệu từ năm 2000 đến nay gồm có:
* “Nghiên cứu xây dựng và quản lý nguồn tài nguyên số nội sinh tại trung
tâm Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia” của Phạm Văn Hùng năm 2009.
Luận văn đã trình bày chi tiết ba công đoạn chủ yếu trong quy trình số hoá nguồn
tài nguyên số nội sinh tại Trung tâm bằng cách số hoá tài liệu truyền thống
bằng máy scanner cho CSDL.
* “Phát triển nguồn tài liệu số hoá toàn văn tại thư viện trường Đại học
Hà Nội” của Lê Thị Vân Nga năm 2009. Luận văn đã đề cập tới thực trạng tài liệu


https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4hEo7Hr2FqgZyFZLM
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status