Phát triển du lịch nông thôn tại Ba Vì, Hà Nội - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Miêu tả:Luận văn ThS. Du lịch -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch Việt Nam được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” bởi nguồn lợi
to lớn mà ngành mang lại cho đất nước. Đặc biệt, khi đời sống của con người ngày
một nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ của họ ngày càng nhiều dẫn đến xu hướng đi
du lịch phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, sự bùng nổ các khu đô thị, khu công nghiệp
trong những thập niên gần đây đã làm cho con người ngày càng xa rời với thiên
nhiên. Con người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường công nghiệp với
cường độ áp lực cao. Điều này đã thôi thúc mọi người đua nhau tìm về với thiên
nhiên, nhu cầu tìm về những nơi có không gian yên tĩnh, bầu không khí trong lành,
mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, mộc mạc để nghỉ ngơi, thư giãn, tái
tạo sức khỏe của con người ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội để Du lịch Nông
thôn phát triển.
Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông
thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn
trong làn sóng phát triển kinh tế đất nước và tạo sự ổn định cho các giai đoạn phát
triển tiếp theo. Có rất nhiều giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này. Mô
hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch sẽ góp phần phục vụ công tác xoá
đói giảm cùng kiệt tại khu vực nông thôn, nhất là khu vực có điều kiện tự nhiên, truyền
thống văn hoá phù hợp phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ
giúp cho nông thôn tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng
nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội.
Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh,
Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa
sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây
giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với
8
hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây
thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là
Vườn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như:
Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như:
Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn – Suối Ngà, Khu du lịch
Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm
Long, Đồi cò Ngọc Nhị...Đặc biệt nơi đây còn có nhiều trang trại đồng quê, nhiều
sản phẩm nông nghiệp phong phú.
Bước vào thời kì hội nhập, nông nghiệp và nông thôn ở Ba Vì có một vị trí
đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội tại
địa phương. Xuất phát từ việc khảo sát thực tế, tui nhận thấy Ba Vì là một huyện có
nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn nhưng du lịch nông thôn ở đây lại chưa
phát huy được hết những tiềm năng đó nên tui đã chọn “Phát triển du lịch nông thôn
tại Ba Vì – Hà Nội” là đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình, góp phần đáp ứng
được yêu cầu cấp thiết và có tính lý luận, thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự phát triển của du lịch nông nghiệp và nông thôn đã thu hút sự quan tâm
của nhiều học giả trên thế giới.
Tác giả Curtis E. Beus (2006) trong cuốn ”Agritourism: Cultivating tourists
on the farm – Small FarmsTeam, Washington State University, 2006” đã nghiên
cứu khái quát về du lịch nông nghiệp, bài học kinh nghiệm tại Châu Âu, một số kết
quả đạt được tại bang Vermont và Kentucky đề xuất mô hình phát triển các trang
trại theo hướng du lịch nông nghiệp tại Mỹ.
Ngoài ra Duncan Hilchey (1993) trong cuốn ”Agritourism in New York
State: Opportunities and challenges in farm-based recreation and hospitality –
Farming Alternatives Program, Department of Rural Sociology, Cornell University,
1993” đã nghiên cứu về du lịch nông nghiệp và cũng đã đạt được một số kết quả
nhất định ở các bang New York, California của Mỹ.
Du lịch nông thôn (DLNT) bây giờ không còn xa lạ với chúng ta nữa bởi
cụm từ này được xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện truyền thông: đài, báo,
website (vietnamtourism.gov.vn, kinhtenongthon.com.vn,...) nhằm quảng bá và nêu
lên thực trạng về DLNT ở nước ta hiện nay. Đồng thời đây cũng là đề tài gây nhức
nhối của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Tuy nhiên hướng khai thác chủ yếu là
đặt DLNT trong sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa – công nghiệp hóa nông thôn
ở vùng miền nhất định như đề tài: Phát triển DLNT để thúc đẩy hiện đại hóa nông
thôn ở Hà Nội của nhóm tác giả: Nguyễn Văn Mạnh - Trần Huy Đức ở khoa Du
lịch và khách sạn, Đại học kinh tế quốc dân. Nội dung bài nghiên cứu không chỉ
nêu lên những nhận thức về DLNT, thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển DLNT
mà còn đề xuất giải pháp và kiến nghị để phát triển loại hình du lịch này ở Hà Nội
dưới góc độ kinh tế du lịch. [7]
Các bài viết của Bùi Thị Lan Hương: Du lịch nông nghiệp và du lịch nông
thôn, Một số nhận định ban đầu về khách du lịch nông thôn ( Nội san nghiên cứu
khoa học, Trường cán bộ quản lí nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, thành phố
Hồ Chí Minh, 1/2010 ) với mục đích là cung cấp đầy đủ và đúng đắn cơ sở lý thuyết
về DLNT, tránh nhầm lẫn với loại hình DLNN, tác giả đã giúp người đọc hiểu đúng
nghĩa thế nào là DLNT.
Với Bùi Xuân Nhàn, “Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay”, trên
tạp chí Cộng Sản (số 16,17,18 năm 2009) đã đưa ra sự xuất hiện và phát triển của
du lịch nông thôn trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài viết cũng phần nào đưa ra
được các giải pháp để phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam.
Lê Anh Tuấn trong bài viết “Kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn ở một
số quốc gia trên thế giới” – Tạp chí Du lịch Việt Nam số 2/2010 đã nghiên cứu về
sự phát triển du lịch nông thôn ở một số quốc gia như Vương quốc Anh, Cộng hòa
liên bang Đức, Pháp.
Ngô Kiều Oanh (Trang trại đồng quê Ba Vì) có bài viết: Mô hình du lịch
nông nghiệp gắn với làng nghề trên trang web http://www.dcrd.gov.vn của Cục
kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn nhưng chỉ cung cấp nhưng thông tin chung
chung về loại hình du lịch nông thôn đang được khai thác ở một số địa phương,
cũng như đưa ra những tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở Ba Vì. Tuy nhiên,

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status