Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Sài Gòn - Thực trạng và giải pháp - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ chóng mặt và
tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực
thông tin-thư viện. Chính vì vậy, hoạt động nghiệp vụ thông tin-thư viện
đưới tác động của công nghệ thông tin đã thay đổi về chất, đặc biệt là công
tác xử lý tài liệu. Các hoạt động nghiệp vụ như biên mục mô tả; Phân loại tài
liệu; Định từ khóa tài liệu, Định chủ đề tài liệu; Tóm tắt, chú giải, tổng luận
tài liệu... theo nguyên tắc và quy tắc truyền thống trước đây đã thay đổi về
chất theo các chuẩn nghiệp vụ của công nghệ hiện đạị nhằm chuyển dịch các
thư viện truyền thống sang hình thức thư viện điện tử/thư viện số. Trong
việc tổ chức và hoạt động của các thư viện hiện đại này, rất cần thiết phải có
sự chuẩn hóa cao độ về nghiệp vụ xử lý, thì việc tạo dựng các sản phẩm và
tổ chức các dịch vụ thông tin thư viện hiện đại mới có hiệu quả. Các thư
viện điện tử mới có thể dễ dàng liên kết với nhau để hợp tác chia sẻ nguồn
lực thông tin ...
Trong dây chuyền thông tin tư liệu, công tác xử lý tài liệu có vài trò quan
trọng bởi đầu ra của quá trình này chính là các sản phẩm thông tin-điều kiện
để tổ chức các dịch vụ thông tin thư viện hiện đại. Chính vì vậy, cộng đồng
thông tin, thư viện trên thế giới đã rất chú trọng đến các chuẩn nghiệp vụ
trong công tác xử lý tài liệu trên con đường ứng dụng công nghệ thông tin xây
dựng thư viện điện tử/thư viện số.
Những năm gần đây, vấn đề chuẩn hóa nói chung và chuẩn hóa trong công
tác xử lý nghiệp vụ nói riêng đã được cộng đồng thông tin – thư viện thế giới
chú trọng và coi đó là điều kiện tiên quyết để các thư viện có thể hội nhập và
phát triển.
Ở Việt Nam, hiện nay cộng đồng thông tin, thư viện đang tiếp cận với các
chuẩn nghiệp vụ xử lý tài liệu hiện đại. Trên phương diện quản lý nhà nước,
ngày 7 tháng 5 năm 2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công
văn số 1597/BVHTT “Về việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong các thư viện
Việt Nam” khuyến cáo các thư viện triển khai và áp dụng DDC, MARC21,
AACR2 từ ngày 1 tháng 6 năm 2007. Đây chính là tiền đề để các cơ quan
thông tin, thư viện có điều kiện để triển khai việc chuẩn hóa trong công tác xử
lý tài liệu tại cơ quan mình.
Bên cạnh đó, sáng kiến xuất hiện Mạng Công cụ thư tịch ở Việt Nam, đã
thúc đẩy việc chuẩn hóa công tác xử lý tài liệu là điều cần thiết để khi mạng
này ra đời, các thư viện có thể hợp tác với nhau qua trao đổi biểu ghi dữ liệu,
giúp cho các thư viện tăng cường nâng cao khả năng học tập nghiệp vụ để
phục vụ độc giả tốt hơn, thông qua việc tận dụng nguồn biểu ghi sẵn có do
các thư viện khác đã biên mục trên cùng một tài liệu.
Đứng trước tình hình đó, để có thể đáp ứng đầy đủ các thông tin khác nhau
cho người dùng tin một cách có chất lượng, hiệu quả thì đòi hỏi các thư viện
phải hết sức quan tâm tới công tác xử lý tài liệu. Đây là một trong những
nhiệm vụ quan trong hàng đầu mà các cơ quan thông tin cần chú ý, vì
hiện nay công tác xử lý tài liệu vẫn còn thiếu thống nhất, mỗi cơ quan thông
tin thư viện làm một cách khác nhau, không có sự đồng bộ.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng và Nhà
nước rất coi trọng giáo dục đào tạo & nghiên cứu khoa học. Hai lĩnh vực này
được Đảng và Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy, trong
những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục đại học, đổi mới
cách đào tạo từ niên chế sang tín chỉ nhằm đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho đất nước, hệ thống các trung tâm thông tin – thư viện đại
học đã được đầu tư khá lớn. Các dự án xây dựng thư viện điện tử, thư viện số
phục vụ thông tin/tài liệu một cách đầy đủ, nhanh chóng, chính xác trong
nghiên cứu khoa học, học tập và giảng dạy của thày và trò các trường đại học
đã được triển khai. Song hành với sự đổi mới này, công tác xử lý tài liệu đã
được chú trọng, cập nhật các chuẩn nghiệp vụ mới nhằm hướng đến việc xây
dựng các trung tâm TT-TV đại học trở thành các thư viện điện tử, thư viện số.
Trường Đại học Sài gòn, một trong những trung tâm đào tạo đa ngành, đa
lĩnh vực. Trong nhiều năm qua, cùng với sự “thay da, đổi thịt” của hệ thống
các trường đại học Việt Nam, đã có những bước phát triển ngoạn mục trong
đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhiều ngành/chuyên ngành mới đã được tổ
chức đào tạo. Chất lượng đào tạo đã được nâng cao. Cơ sở vật chất và điều
kiện giảng dạy theo phương pháp mới sử dụng phương tiện hiện đại đã được
đầu tư. Đặc biệt, để đảm bảo việc cung cấp thông tin/tài liệu cho việc học tập,
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của thầy và trò, Nhà trường đã đầu tư phát
triển đáng kể cho thư viện. Như vậy, cũng như các thư viện đại học trên cả
nước, Thư viện Trường Đại học Sài Gòn là đơn vị trực thuộc trường Đại học
Sài Gòn, có chức năng và nhiệm vụ đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin/tài
liệu phục vụ công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ cho
giảng viên, cán bộ - công nhân viên, sinh viên trong Trường, để Thư viện hoạt
động có hiệu quả, đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin cho người dùng tin của
Trường, trong nhiều năm qua Thư viện của Trường Đại học Sài gòn đã có
nhiều đổi mới trong tổ chức và hoạt động. Hoạt động nghiệp vụ của thư viện
đã được chú trọng đổi thay, cập nhật các chuẩn nghiệp vụ mới trong đó có các
chuẩn trong công tác xử lý tài liệu. Tuy nhiên, công tác xử lý tài liệu cũng
đang còn nhiều bất cập. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra
nguyên nhân dẫn đến bất cập và đưa ra các giải pháp là điều có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn
thiện lý luận công tác xử lý tài liệu nói chung và nâng cao chất lượng hoạt
động xử lý tài liệu của thư viện Đại học Sài Gòn nói riêng. Tạo tiền đề để Thư
viện Đại học Sài gòn thực hiện được mục tiêu hội nhập và phát triển với các
thư viện khác trên thế giới. Từ lý do đó tui chọn đề tài “Công tác xử lý tài liệu
tại Thư viện trường Đại học Sài Gòn, thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho
luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xử lý tài liệu là một khâu xử lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng hoạt
động của các cơ quan thông tin thư viện. Vì thế khi tìm hiểu lịch sử nghiên
cứu đề tài, cho thấy đã có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến công
tác xử lý tài liệu như sau:
Trước hết có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của PGS.TS. Trần
Thị Quý như: đề tài cấp trường “Công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông
tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, thực trạng và giải pháp” nghiệm
thu năm 2000. Sách chuyên khảo “Xử lý tài liệu trong hoạt động thông tin –
thư viện” xuất bản năm 2007, bởi nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội.
Trong các công trình này, tác giả đã đề cập rất rõ đến lý luận về xử lý tài liệu
và thực tiễn xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc
gia Hà Nội. Các công trình của tác giả Vũ Dương Thúy Ngà cùng các cộng sự
thực hiện như luận án “Nghiên cứu hoàn thiện việc huẩn hóa trong xử lý tài
liệu tại các thư viện Việt Nam” được bảo vệ năm 2012. Luận văn “Nghiên
cứu về phương pháp định chủ đề tài liệu và triển vọng áp dụng ngôn ngữ tìm
tin theo chủ đề ở Việt Nam” bảo vệ năm 1994 tại Trường Đại học Văn hóa Hà
Nội. Đề tài “Nghiên cứu về phương pháp định chủ đề tài liệu và triển vọng áp
dụng các ngôn ngữ tìm tin theo chủ đề trên phạm vị cả nước”. Đề tài “ Tăng
cường việc huẩn hóa trong hoạt động thư viện ở Việt Nam”. Các bài báo đăng
trong các tạp chí chuyên ngành như “Xử lý tài liệu trong các thư viện : một số
vấn đề đặt ra”;“Chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu ở các thư viện Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp”; “Thực trạng việc áp dụng các Tiêu chuẩn
Việt Nam về biên mục và xử lý tài liệu trong các thư viện Việt Nam”. Ngoài
ra, còn một số các luận văn như “Khung phân loại thập phân Dewey và khả
năng áp dụng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thi Đào bảo vệ năm 2002;
“Nâng cao chất lượng xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại
hoc Quốc gia Hà Nội”của tác giả Đồng Đức Hùng bảo vệ năm 2005. “Hoàn
thiện công tác xử lý nội dung tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường
Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội” của Nguyễn Thị Minh Tú, bảo vệ năm
2007. “Nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ từ khóa tại Viện Thông tin Thư
viện Y học Trung Ương” của tác giả Lê Thị Thúy Hiền bảo vệ năm 2004.
“Phân loại tài liệu và tổ chức bộ máy tìm tin theo ký hiệu phân loại tại Trung
tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Trương Thị
Kim Thanh bảo vệ năm 2010. “Chuẩn hóa công tác nghiệp vụ tại các thư
viện đại học thuộc tỉnh Phú Yên” của tác giả Trần Thị Ngọc Tuyết bảo vệ
năm 2011.
Ngoài ra còn có một số các đề tài về xử lý tài liệu còn được đề cập trong
các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành “Thư viện Việt Nam”,
“Thông tin và tư liệu”, “Nghiên cứu văn hóa” như: Bài báo “Thực trạng ứng
dụng MARC21 tại TVQGVN”; Bài “Phân loại tài liệu theo DDC tại Thư viện
Quốc gia Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân; Bài “Vấn đề chuẩn
hóa cách trình bày tiêu đề mô tả/ điểm truy nhập tên người Việt Nam trong
các cơ sở dữ liệu” của tác giả Nguyễn Văn Hành, trong đó đề xuất việc mô tả
tên người trong biên mục đọc máy để xây dựng CSDL...
Các đề tài đều tập trung giải quyết các vấn đề lý luận, chuẩn hóa công tác
xử lý tài liệu nói chung và hoạt động thực tiễn xử lý tài liệu tại Việt Nam và
các trung tâm thông tin - thư viện cụ thể nói riêng. Đánh giá thực trạng chuẩn
hóa với việc áp dụng các chuẩn nghiệp vụ và hoạt động tiêu chuẩn hóa trong
các thư viện. hay đi sâu nghiên cứu các công cụ xử lý tài liệu như khung
phân loại thập phân Dewey, Khung phân loại BBK; Khung phân loại 19 lớp.
Bảng từ khóa, từ chuẩn...; Nghiên cứu việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL)
thư mục với chuẩn AACR2 trên khổ mẫu MARC 21; Nghiên cứu việc tạo lập
các điểm truy cập tìm tin được tạo lập sau xử lý tài liệu. Trên cơ sở đánh giá
những ưu điểm và hạn chế, đánh giá những thuận lợi và khó khăn về khả năng
áp dụng các công cụ và chuẩn nghiệp vụ công tác xử lý tài liệu trong hoạt
động thông tin-thư viện tại Việt Nam, các tác giả đã đề ra những giải pháp và
kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác xử lý tài liệu ở Việt Nam nói
chung và của từng Trung tâm TT-TV cụ thể được nghiên cứu nói riêng.
Những công trình nghiên cứu trên đã góp phần đáng kể trong việc hệ thống
hóa những vấn đề lý luận, phản ánh thực trạng công tác xử lý tài liệu tại các
thư viện cụ thể. Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu bao quát toàn bộ
công tác xử lý tài liệu ở các thư viện Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu công
tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường Đại học Sài Gòn chưa có một công trình
nghiên cứu nào. Vì vậy, đề tài “Công tác xử lý tài liệu tại Thư viện Trường
Đại học Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp” là đề tài khoa học hoàn toàn
mới, không trùng với đề tài nào đã nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác xử lý tài liệu tại Thư viện
Trường Đại học Sài Gòn, luận văn đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động xử lý tài liệu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông
tin của người dùng tin tại thư viện. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
phục vụ thông tin/tài liệu cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên trong học
tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
của Trường.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status