Kết hợp mã LDPC với tách sóng SIC để nâng cao chất lượng hệ thống MIMO - OFDM - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
TÓM TẮT

Trong thời đại thông tin ngày nay, các hệ thống thông tin liên lạc không dây tốc độ dữ
liệu và độ tin cậy cao đang trở thành nhân tố chủ đạo cho việc triển khai thành công
các mạng thương mại.
Do đó, các phương pháp cho phép truyền thông tin đáng tin cậy sẽ trở nên quan trọng
hơn. Lý thuyết thông tin và các mã sửa lỗi là những lĩnh vực nghiên cứu làm thế nào để
đạt được mục tiêu đó. Có nhiều mã sửa lỗi đã được giới thiệu trước đây, nhưng trong
những năm gần đây, mã kiểm tra chẵn lẻ mật độ thấp (LDPC) đã xuất hiện như là ứng
cử viên tốt nhất để giải quyết vấn đề đó. Hiệu suất mã LDPC đã được chứng minh là
rất gần với giới hạn lý thuyết, mà một mã có thể đạt đến được gọi là dung lượng kênh.
Thông tin số sử dụng liên kết không dây MIMO gần đây đã nổi lên như là một bước
đột phá kỹ thuật quan trọng nhất trong thông tin hiện đại. Hệ thống anten MIMO đã
được chứng minh là có khả năng tăng đáng kể tốc độ dữ liệu và cải thiện độ tin cậy mà
không yêu cầu thêm phổ và công suất. Ghép kênh MIMO là một cách để cải thiện tốc
độ dữ liệu thông tin. Mặt khác, ghép kênh phân chia tần số trực giao (OFDM) là một
kỹ thuật đầy hứa hẹn để thực hiện điều chế đa sóng mang với việc sử dụng tối đa băng
thông và đặc điểm hiệu suất cao có khả năng chống lại fading đa đường.
MIMO kết hợp với OFDM có thể tăng dung lượng, độ tin cậy, hỗ trợ các dịch vụ
internet và các ứng dụng đa phương tiện. MIMO-OFDM là một công nghệ băng rộng
không dây mới đã trở nên phổ biến cho khả năng truyền dẫn tốc độ cao và khả năng
chống lại fading đa đường mạnh và các tổn hại kênh truyền khác. MIMO-OFDM đã trở
thành sự kết hợp công nghệ hứa hẹn cho thông tin không dây hiện tại và tương lai.
Hệ thống MIMO là một ứng cử viên hấp dẫn cho mạng không dây thế hệ thứ tư do
tiềm năng khai thác phân tập không gian để tăng thông lượng mà không lãng phí tài
nguyên băng thông và công suất. Đặc biệt, kiến trúc phân lớp không gian-thời gian
dạng chéo (D-BLAST) được đề xuất bởi Foschini, là một kỹ thuật đạt được một phần
đáng kể dung lượng lý thuyết. Do độ phức tạp của việc thực hiện kiến trúc D-BLAST,
một phiên bản sửa đổi đã được đề xuất, được gọi là V-BLAST (Vertical BLAST). Còn
có một kiến trúc phân lớp không gian-thời gian khác được gọi là Turbo-BLAST, là sự
kết hợp của tách sóng BLAST và giải mã kênh theo phương pháp lặp.
Các kỹ thuật tách sóng MIMO hiện tại có thể đại khái được chia thành các phương
pháp tách sóng tuyến tính, phi tuyến và chính xác. Phương pháp tuyến tính như là
Zero-Forcing, MMSE cung cấp độ phức tạp thấp cùng với hiệu suất tỉ lệ lỗi bit (BER)
giảm so với các phương pháp phi tuyến như VBLAST. Các bộ tách sóng phi tuyến
không quá phức tạp về mặt tính toán với hiệu suất chấp nhận được.
Luận văn này so sánh hiệu suất của các phương pháp tách sóng sử dụng tiêu chuẩn ZF
và MMSE kết hợp với giải thuật V-BLAST, cụ thể là triệt can nhiễu liên tiếp (SIC) và
triệt can nhiễu liên tiếp có phân bậc (OSIC).

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status