Giáo trình Khoa học chính sách công - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn

GIÁO TRÌNH KHOA HỌC CHÍNH SÁCH CÔNG

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC CHÍNH SÁCH

I. CHÍNH SÁCH CÔNG LÀ GÌ?
Định nghĩa về chính sách công có lẽ là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất của khoa học xã hội. Nhìn chung, các định nghĩa có thể tạm chia thành hai nhóm chính sau đây:
1. Nhóm định nghĩa chính sách công với tư cách như là sản phẩm có mục đích của Nhà nước. Thomas Dye quan niệm đặc trưng hoá chính sách công là “tất cả những gì Nhà nước lựa chọn làm hay không làm” . B. Guy Peters lại có một định nghĩa cụ thể hơn: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi công dân” . James Anderson đưa ra một định nghĩa chung hơn cho khái niệm chính sách, trong đó chính sách công chỉ là một nội hàm: “chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hay nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm” .
2. Nhóm định nghĩa chính sách công với tư cách là một tập hợp các bước giải quyết các vấn đề công cộng. Hohn Dewey có lẽ là người đầu tiên đưa ra kiểu định nghĩa này. Dewey phân chia quá trình hoạch định chính sách công thành năm giai đoạn: cảm nhận tình huống có vấn đề, xác định vấn đề, hình thành các giải pháp, xem xét các khía cạnh của các giải pháp và lựa chọn một giải pháp rồi thực hiện”(4). Sau đó, Harold Lasswell mô tả quá trình chính sách như là một quá trình ra quyết định có tính sáng tạo bao gồm các bước tranh luận, đưa ra các giải pháp, lựa chọn, áp dụng - thực thi và kết thúc . Cũng có một số tác giả khác đưa ra các định nghĩa về chính sách công theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, trong đó nổi bật là định nghĩa của Garry Brewer và Peter de Leon: Chính sách công là những quyết định quan trọng nhất của xã hội, là những hành động có tính chức năng dựa trên sự đồng thuận hay phê chuẩn của toàn hệ thống . Theo hai tác giả này thì quá trình hoạch định chính sách gồm sáu giai đoạn: khởi xướng, tranh luận, lựa chọn, thực thi, đánh giá và kết thúc. Cuối cùng, Deborah Stone lại đưa ra một định nghĩa có tính phê phán đối tất cả với các định nghĩa trên: “Các định nghĩa về chính sách công không bao hàm được cái mà tui đánh giá là bản chất của quá trình hoạch định chính sách trong các môi trường chính trị: đó chính là các cuộc đấu tranh tư tưởng… hoạch định chính sách là một cuộc đấu tranh không ngừng trong việc đưa ra các chuẩn mực cho việc phân loại, giới hạn và xác định các giá trị định hướng hành vi của con người” .
Mặc dù có sự khác biệt đáng kể, nhưng các định nghĩa trên đều có một xu hướng chung là muốn thâu tóm khái niệm chính sách công trong tính tổng thể của nó - tức là tổng thể của các mối quan hệ nhân quả chồng chéo vượt ra ngoài mọi sự phân tích từng chủ thể cá nhân. Chính sách công là một vấn đề mang bản chất xã hội - Nhà nước. Nói đến chính sách công là nói đến sáu vấn đề quan trọng sau đây;
- Chính sách công là sản phẩm một quá trình thực thi quyền lực chính trị
- Quá trình hoạch định chính sách chủ yếu được diễn ra trong bộ máy Nhà nước.
- Quá trình hoạch định chính sách bao hàm sự trao đổi thông tin và các nguồn lực, thảo luận, thương thuyết giữa và trong các thể chế Nhà nước.
- Quá trình hoạch định chính sách cũng bao hàm sự tương tác với các tổ chức bên ngoài Nhà nước. Nội dung, sự khăng khít và thời gian của những tương tác này cũng là những chủ đề quan trọng của việc nghiên cứu chính sách công.


BC88U2nuM7GR77Y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status