Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Tỉnh Sơn La theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển
đổi căn bản nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã hội,
chuyển dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực
sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thoả mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực
khác nhau như: Cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu nhiều thành phần, cơ
cấu ngành; trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu
ngành để phân bổ hợp lý tài nguyên, sắp xếp lại lao động phù hợp các mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Phát triển kinh tế nhanh, có
hiệu qủa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hoá”.
Đối với Sơn La chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở
phát huy lợi thế tương đối của tỉnh, giải quyết việc làm, thúc đẩy sản xuất
phát triển, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Sơn La những năm vừa qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh gây khó khăn cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh như: Xây dựng chiến lược,
vốn, đào tạo nguồn nhân lực và những vấn đề kinh tế - xã hội liên quan.
Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên, tui lựa chọn vấn đề:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh
tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng CNH, HĐH là một trong những vấn đề mà rất nhiều nhà
nghiên cứu ở những khía cạnh và những góc độ khác nhau như:
- Ngô Đình Giao “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
nền kinh tế quốc dân”, tập II, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1994.
- Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các
ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam”, Nxb. Khoa học Xã hội, 1996.
- Nguyễn Cúc “Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1997.
- Bùi Tất Thắng “Đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế học, số 2, 1994.
- Nguyễn Hữu Tiến - Nguyễn Đình Long “Vai trò của kinh tế hộ trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, số
510, 1996.
Các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh nhiều mặt của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong cả nước hay trên địa bàn một địa phương nhất định
nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào thật sự có hệ thống
và toàn diện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng
CNH, HĐH. Vì vậy tác giả luận văn mong muốn nghiên cứu sâu hơn về cơ
sở, phương hướng và bước đi của chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng
CNH, HĐH ở tỉnh Sơn La.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn tỉnh Sơn La những năm qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm mạnh và
những hạn chế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La và đề xuất
những quan điểm, phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Sơn La theo hướng CNH, HĐH.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành
kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

rX79n102X6TUmw4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status