Phần thứ nhất CÂY LÚA - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Phần thứ nhất
CÂY LÚA

Lý thuyết : 10 tiết

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương 1: Nguồn gốc, giá trị và tình hình phát triển 2 tiết
Chương 2: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa 3 tiết
Chương 3: Kỹ thuật trồng lúa 5 tiết

Chương 1
NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

1.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI
1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển
* Nguồn gốc
Cây lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất, là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì (tiểu mạch), sắn (khoai mì) và khoai tây. Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... cây lúa đã có mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử 4.000 năm. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt. Dù sao người ta vẫn cho lúa là một cây trồng cổ, có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng ngàn triệu người trên trái đất.
Mặc dù ý kiến cụ thể về nguồn xuất xứ còn khác nhau, chưa thống nhất nhưng có nhiều tài liệu lịch sử và di tích khảo cổ đã chứng minh về phương diện sinh thái học cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, nhất là ở Châu Á.
Về phương diện sinh thái ta cũng thấy những vùng trên đều có những đặc điểm giống nhau về điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp với cây lúa. Nơi đây đã và đang tồn tại các loại hình lúa dại, có ít nhiều quan hệ với lúa trồng. Mặt khác các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đời sống văn hoá, xã hội, tập quán... của vùng này gắn bó chặt chẽ với cây lúa từ lâu đời. Sau hết, nơi đây lúa gạo được coi là nguồn lương thực chính có liên quan đến đời sống của hàng trăm triệu người.
Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi Oryza. Trong chi Oryza có nhiều loài, sống một năm hay nhiều năm, trong đó chỉ có 2 loài trồng là Oryza sativa, phổ biến ở châu á, chiếm đại bộ phận diện tích trồng lúa, có nhiều giống có đặc tính tất cho năng suất cao và Oryza glaberrima, hạt nhỏ, năng suất thấp, chỉ trồng trên diện tích nhỏ ở Tây Phi. Lúa trồng hiện nay là do lúa dại qua chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo lâu đời hình thành.
Quá trình hình thành loài lúa trồng có thể được khái quát như sau: Trong thời tiền sử, các bộ lạc sinh sống trong vùng có lúa dại O. falua đã thuần hoá nó và trồng nó ở những nơi xa nhau và độc lập với nhau. Ở vùng nhiệt đới gió mùa này, năng suất cây dại tuỳ từng trường hợp vào mùa mưa. Nơi nào mưa đều, có nước nó sẽ cho nhiều hạt. Và những loài cây sinh sống ở trên đầm lầy có điều kiện cho thu hoạch ổn định. Trong thời kỳ sức sản xuất còn rất thấp, con người nguyên thuỷ tìm kiếm thức ăn bằng cách hái lượm những cây sống ở vùng có nước ngập ẩm thường xuyên ấy vào mùa khô hanh. Trước hết, trước hết họ hái lượm ở các vùng tự nhiên có O. fatua mọc. Đến những năm gần đây, nông dân ta ở Nam bộ vẫn còn đi gặt “lúa ma” ở Đồng Tháp Mười. Những nông dân ở bán đảo Đông Dương có thể là những người đầu tiên đã đem hạt O. fatua “gieo” quanh nơi cư trú. Không cần có công cụ sản xuất phức tạp gì cũng làm được việc đó (đốt cỏ và rạ trong mùa khô rồi gieo hạt chờ mưa, hạt sẽ mọc). Nhưng khi bắt đầu trồng lúa ở đầm lầy, con người phải định cư, xây dựng lều lán, nhà cửa trên những khu đất cao hay phải làm nhà sàn. Ngày nay vẫn còn những hình thức kiến trúc này ở Đông Nam Á, cả ở miền Nam nước ta. Chiến tranh giữa các bộ lạc, sự trao đổi giữa các bộ lạc, sự kết hợp nhiều lần của các bộ lạc và việc hình thành những hình thức đầu tiên của nhà nước đã làm hỗn tạp với mức độ khác nhau những loại hình Oryza fatua đã thuần hoá, đã làm đa dạng hoá các loại hình lúa bắt đầu được gieo trồng. Từ đó nảy sinh vô số các loại hình và các giống lúa khác nhau mà ngày nay theo phân loại của Carl Linné từ đầu thế kỷ XVIII, đã được gọi tên chung là Oryza sativa.
* Lịch sử phát triển
Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, mà là ở vùng Đông Nam Á, vì vùng này khí hậu ẩm và là điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên qua, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á và Đông Dương, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc - những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Ở Trung Quốc và Nhật Bản ngày xưa, chỉ có giai cấp quí tộc hay võ sĩ mới có gạo ăn thường xuyên. Ở Hàn Quốc, người ta có danh từ “annam mi” để chỉ loại gạo nhập cảng từ Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Từ trung tâm khởi nguyên, cây lúa được phát triển về cả hai hướng Đông và Tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ Bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani... Đầu thế chiến thứ hai, lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari.
Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virginia, Nam Carolina và hiện nay trồng nhiều ở Califomia, Louisiana, Texas...
Theo hướng đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonexia, đầu tiên ở đảo Java.
Đến giữa thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay, cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới. Ở Bắc bán cầu cây lúa được trồng ở Đông bắc Trung Quốc 53oB cho tới Nam bán cầu ở châu Phi, Australia (New South Wales, 35o vĩ Nam).
Hiện nay lúa đang được gieo trồng rộng rãi trong những điều kiện sinh thái và khí hậu rất khác nhau vì cây lúa rất thích nghi với môi trường và con người đã thành công trong việc cải tạo môi trường nên cây lúa ngày nay đã có thể trồng được ở nhiều địa phương. Lúa được trồng ở cả châu Á, Châu Đại Dương, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, ở nửa cầu Bắc đến vĩ độ 50OB (Tiệp Khắc) và ở nửa cầu Nam đến vĩ độ 35ON (vùng Newsouth Wales thuộc Úc và ở Uruguay), từ vùng ven biển đến độ cao 3000m trên mặt biển ở vùng Himalaya, từ đồng ngập sau tới 6m ở Bangladesh đến những nương cao, hầu như không lúc nào mặt nương có lớp nước phủ, từ những vùng nhiệt đới mưa nhiều (trên 1500mm/năm và trong vụ lúa cũng có trên 1000mm) đến những vùng chỉ có mưa 9,8 - 13,8mm trong vụ lúa (Liên Xô).
Oryza sativa là loài lúa chủ yếu, người ta cho rằng bắt nguồn từ Đông Nam châu Á. Tính toán sản lượng lúa cho thấy Châu Á không chỉ là quê hương của Oryza sativa mà còn là nơi trồng lúa chính trên thế giới. Các giống lúa Indica được phổ biến rộng ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, các giống lúa Japonica thích nghi với điều kiện lạnh hơn nên được trồng ở các miền Trung và Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan.
1.1.2. Phân loại
Có thể coi coi Linné là người đầu tiên đặt nền móng cho việc phân loại Oryza. Trong cuốn “Các loài thực vật” (Species Plantanlm, 1753), C. Linné đã mô tả loài Sativa trồng ở Ấn Độ (Goutchin G.G. 1935).
Việc phân loại chi Oryza có nhiều ý kiến khác nhau:
- Róhevits R.U. (1931) chia chi Oryza ra làm 19 loài.
- Chaherjee, (1948) chia làm 23 loài.
- Erygin P.S (1960) chia làm 23 loài
- Grist D.H (1960) chia làm 25 loài
- Richharia R, (1960) chia làm 18 loài.
- Gkose R.L.M và cộng sự (1962) chia làm 24 loài.
- Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI (1963) đã phân chi Oryza làm 19 loài
Nói chung các loài Oryza đều là những cây ưa đầm lầy, trừ Oryza meyriana và một số loại hình thuộc loài Oryza oficinalis còn có khả năng sinh sống ở những khu rừng ẩm thấp và trong những thung lũng ẩm. Do phát sinh và phát triển ở các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới, thường đủ ánh sáng và nhiệt độ nên nước là yếu tố hạn chế đối với các loài

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status