VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN môn vật lý sử DỤNG sức GIÓ để tạo RA điện - pdf 26

Link tải miễn phí giáo án
BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Tên tình huống:
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TẠO RA ĐIỆN TỪ SỨC GIÓ
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

1. Tên tình huống:
SỬ DỤNG SỨC GIÓ ĐỂ TẠO RA ĐIỆN


* Tình huống như sau:
Hàng ngày, ngoài những thiết bị điện sử dụng thường xuyên như: bàn là, tivi, tủ lạnh, máy tính, đèn, bếp điện… thì vào mùa nóng, nhà em gần như sử dụng thường xuyên điều hòa và quạt điện, còn mùa lạnh thì nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh, lò sưởi, đệm sưởi… tăng cao. Lúc nào nhìn hóa đơn tiền điện mẹ em cũng kêu ca: “Nhà mình cần tiết kiệm điện!”.
Chính điều này đã làm nảy sinh ý tưởng trong em, phải chế tạo ra cái gì đó phát ra điện. Qua thực tế và những điều đã được học, em muốn thử sức chế tạo một máy phát điện từ sức gió.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Vận dụng các kiến thức đã học để tạo ra máy phát điện từ gió với mong muốn giảm chi phí sử dụng điện cho gia đình em.
- Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, em củng cố được những kiến thức đã học và hiện thức hóa ý tưởng.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Xuất phát từ nhu cầu chế tạo ra máy phát điện tận dụng sức gió, kết hợp những kiến thức đã học (xem lại các kiến thức các môn học liên quan), đánh dấu những kiến thức có thể áp dụng để giải quyết tình huống: môn Vật lý, môn Công nghệ, môn Địa lý, môn Toán học, môn Giáo dục công dân, môn Tin học, môn Họa.
- Hỏi ý kiến của giáo viên hướng dẫn và lập kế hoạch thực hiện đề tài.
- Thực hiện chế tạo máy phát điện và thử nghiệm.
- Viết báo cáo tổng hợp.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Trong tình huống mà chúng em đã đưa ra thì chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn sau để giải quyết tình huống, cụ thể như sau:
• Môn Vật lý + môn Công nghệ:
- Công nghệ 6: Thu, chi trong gia đình (Bài 25  Bài 27)
- Công nghệ 9: Lắp đạt mạng điện trong nhà.
- Vật lí 8: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (Bài 26)
- Vật lí 7: Điện học ( Chương 3: Bài 19 – Bài 30)
- Vật lí 9: Điện học (Chương 1), sản xuất điện năng (Bài 61, 62)
- Kiến thức tìm hiểu thêm:
+ Nguyên lý chung của máy phát điện
+ Các dạng năng lượng
+ Các lưu ý khi sử dụng điện
• Môn Địa lí:
- Các điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển phong điện của nước ta.
+ Khoáng sản (Bài 15 – Địa lí 6)
+ Khí áp, gió (Bài 19 – Địa lí 6)
+ Đặc điểm tài nguyên, khoáng sản, địa hình, khí hậu và sông ngòi Việt Nam (Bài 26  Bài 35 – Địa lí 8)
- Ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn năng lượng (có khả năng tái tạo, không có khả năng tái tạo) đối với con người và môi trường.
+ Dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng (Bài 10 – Địa lí 7)
+ Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa (Bài 17 – Địa lí 7)
+ Con người và môi trường địa lí (Bài 21 – Địa lí 8)
+ Địa lí công nghiệp Việt Nam (Bài 11, 12 – Địa lí 9)
• Môn Toán học:
- Tính tỉ số vòng dây trong máy phát điện.
- Tính toán và hiệu chỉnh các số liệu trong quá trình chế tạo.
- Dùng kiến thức hình học để vẽ các mô hình.
• Môn giáo dục công dân:
- Phẩm chất đạo đức, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội.
- Một số vấn đề cấp thiết: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,...
• Môn Tin học:
- Sử dụng Internet, tìm kiếm thông tin, sắp xếp và chỉnh sửa tài liệu
• Môn Sinh học:
- Con người, dân số và môi trường (Chương III – Sinh học 9)
- Bảo vệ môi trường (Chương IV – Sinh học 9)
• Môn Lịch sử:
- Cách mạng khoa học – kĩ thuật từ 1945 đến nay (Bài 12 – Lịch sử 9)
• Môn Họa:
- Vẽ phác thảo mô hình.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Tình huống cần giải quyết:
Làm thế nào để chế tạo ra một thiết bị chuyển đổi sức gió thành điện năng góp phần giảm thiểu chi phí tiền điện
a. Phương án giải quyết tình huống:
Ngày nay, điện năng được sử dụng rộng rãi và thuận tiện trong các hoạt động của con người. Từ những kiến thức đã học, em thấy có thể tạo ra điện từ rất nhiều nguồn như: đốt các nhiên liệu hóa thạch trong các nhà máy nhiệt điện, sử dụng sức nước chạy tua-bin trong các nhà máy thủy điện, sử dụng năng lượng nguyên tử, từ năng lượng mặt trời, từ sức gió…
Hiện nay, công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thủy điện. Hiện nay, hàng năm đã sản xuất trên 40 tỉ kWh và sản lượng điện ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. (Địa lí 9, trang 44).


UVrDdx7YrBU0a69
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status