Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình hiện nay - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập
quốc tế, nguồn lực con ngƣời có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của
công cuộc đổi mới.Giáo dục và đào tạo giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong
việc xây dựng thế hệ ngƣời Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội.Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có chiến lƣợc phát triển đúng hƣớng,
hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.Dạy nghề là một bộ phận quan trọng trong
hệ thống giáo dục quốc dân đó.
Ngày nay, với sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa học, công nghệ, nhiều ngành sản
xuất mới xuất hiện đòi hỏi trình độ tay nghề và độ chính xác cao nhƣ viễn thông, tin
học, điện tử… Đặc biệt với nƣớc ta, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ với
những chính sách ƣu tiên đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nên lƣợng doanh nghiệp FDI
ngày càng nhiều với đa dạng các ngành sản xuất. Chính yếu tố này đã đặt ra nhiều
vấn đề với đào tạo nói chung và dạy nghề nói riêng để đáp ứng yêu cầu xã hội và
sản xuất. Một thực tế đặt ra là, mặc dù có nhiều cơ sở dạy nghề đƣợc mở ra, hệ
thống trƣờng dạy nghề đƣợc đầu tƣ, các ngành nghề hết sức phong phú nhƣng
lƣợng ngƣời học không nhiều, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp FDI
không tuyển đƣợc lao động nhƣ mong muốn.
Ngoài ra bên cạnh việc dạy nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội thì việc
phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cũng cần đƣợc chú trọng hơn nữa. Đây là
nguồn nhân lực hết sức quan trọng, có năng suất lao động và trình độ tay nghề cao,
mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, ngoài việc các cơ sở đào tạo chủ động,
tích cực chuẩn bị thì các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc quy hoạch
mạng lƣới cơ sở dạy nghề và xây dựng cơ cấu ngành nghề, góp phần định hƣớng
cho cơ sở đào tạo. Đồng thời, có chính sách khuyến khích, mở rộng và nâng cao
chất lƣợng đào tạo nghề, tránh tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay.
Tình hình lao động nông thôn thời kỳ CNH, HĐHđặt ra yêu cầu nhất định về
trình độ học vấn và tay nghề. Do đó, đào tạo và bồi dƣỡng nghề là giải pháp cơ bản
để giải quyết việc làm ở nông thôn. Với điều kiện kinh tế và lao động nông thôn
hiện nay, để mở rộng đào tạo, bồi dƣỡng nghề có hiệu quả cần đa dạng hóa các hình
thức đào tạo.
Ngày 27/11/2009, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định 1956/QĐ-TTg phê
duyệt đề án 1956 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đề án
đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho nông thôn
và hoàn thành mục tiêu chƣơng trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.Theo
đó, mục tiêu đến năm 2020 sẽ dạy nghề cho gần 17 triệu lao động nông thôn nhằm
mở ra nhiều cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần chuyển
dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn.
Trong đó, giai đoạn 2009 – 2010 dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động; giai đoạn
2011 – 2015 đào tạo nghề cho 5,2 triệu lao động (bồi dƣỡng kiến thức 500.000 cán
bộ, công chức xã); giai đoạn 2016 – 2020 đào tạo nghề cho 6 triệu lao động (bồi
dƣỡng kiến thức 500.000 cán bộ công chức xã). Nhƣ vậy, bình quân hàng năm đào
tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động (đào tạo, bồi dƣỡng 10.000 lƣợt cán bộ, công
chức xã). Cũng theo mục tiêu của Đề án, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu
từ 70- 80%. Tổng kinh phí của đề án dự kiến là 25.980 tỷ đồng, trong đó kinh phí
dạy nghề lao động nông thôn là 24.694 tỷ đồng; kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
công chức xã 1.286 tỷ đồng.
Theo Tổng Cục dạy nghề, tính từ năm 2010 đến hết tháng 6/2013 đã hỗ trợ
dạy nghề theo chính sách của đề án đƣợc 1.294.608 ngƣời. Trong đó 78,9% có việc
làm mới hay tiếp tục làm nghề cũ với năng suất, thu nhập cao hơn, 44,1% có việc
làm nông nghiệp, 23,5% đƣợc doanh nghiệp tuyển dụng… Ngƣời học nghề nông
nghiệp đã tiếp thu đƣợc kiến thức, kỹ năng cơ bản để hành nghề trồng trọt, chăn
nuôi, góp phần nâng cao chất lƣợng và giảm chi phí sản xuất, thu nhập. Nghề trồng
thuốc lá tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh, Gia Lai… sản lƣợng tăng 15 – 20%.
Nghề trồng sắn ở Quảng Trị năng suất tăng 1,5 lần, đạt 17 – 18 tấn/ha, thu nhập đạt
40 – 50 triệu/ha. Nghề trồng lúa chất lƣợng cao ở Hậu Giang, sản lƣợng tăng từ 0,5
– 0,7 tấn/ha/vụ, giảm chi phí sản xuất từ 2 – 2,3 triệu đồng/ha so với trƣớc khi học
do ngƣời học biết cách tính toán… Đã có nhiều mô hình dạy nghề có hiệu quả,
nhiều điển hình lao động đã trở thành chủ trang trại, tổ hợp tác. Đơn cử nhƣ chị
Phan Thị Hạnh ở xã Tam Tiến, Yên Thế, Bắc Giang, từ học nghề nuôi gà đồi, chị đã
tổ chức nuôi gà mía thả đồi, thunhập từ nuôi gà khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm.
Anh Đỗ Văn Trƣờng ở xã Hải Đƣờng, Hải Hậu, Nam Định học nghề mộc mỹ nghệ
và đã lập tổ sản xuất với 25 lao động, thu nhập của lao động từ 120.000 đến
150.000 đồng/ngƣời/ngày… Đó chỉ là hai trong số nhiều lao động nông thôn tìm
đƣợc hƣớng đi đúng sau khi học nghề, đã giúp họ đổi đời, thoát cùng kiệt và tạo công
ăn việc làm cho bà con trong xã. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động “sống” đƣợc với nghề
còn ít, các ngành nghề phi nông nghiệp hầu nhƣ không có ngƣời học vì nhu cầu sử
dụng lao động phi nông nghiệp tại các vùng nông thôn rất ít. Trong khi đó, một số
nghề mà học viên có nhu cầu thật sự lại không có trong danh mục đào tạo nghề. Bất
cập nhất là việc đào tạo nghề ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chƣa tính đến
tính khả dụng của nghề sau khi đƣợc đào tạo và cả đặc điểm địa lý, văn hóa các
vùng này. Đề án đƣợc đầu tƣ lớn, nhƣng nhiều lao động nông thôn khi đƣợc đào tạo
xong vẫn không có việc làm, nhiều ngƣời vẫn làm nghề nông hay sản xuất theo
phƣơng thức cũ. Một số lao động vẫn không tha thiết với dạy nghề mà tìm kiếm các
cơ hội việc làm tại các thành phố lớn do ngƣời lao động không có vốn để chuyển
sang nghề mới, sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, thời gian học ngắn không đủ
để thành thạo nghề. Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay mới chỉ đạt đến hiệu
quả đào tạo, đào tạo cho đủ chỉ tiêu, chứ chƣa chú trọng gắn với nhu cầu của xã hội.
Việc đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu của xã hội. Hàng năm có kế hoạch khảo sát
thị trƣờng lao động, nắm bắt kịp thời thông tin lao động theo từng nghề để có cơ sở
tƣ vấn, định hƣớng kịp thời cho ngƣời lao động xác định chọn đúng nghề để học
hay tự tạo đƣợc việc làm ổn định, tránh tình trạng ngƣời lao động sau khi đào tạo
không tìm đƣợc việc làm hay không tự tạo đƣợc việc làm phù hợp gây lãng phí
tiền của Nhà nƣớc cũng nhƣ công sức, thời gian của ngƣời đi học. Hỗ trợ tìm đầu ra
cho sản phẩm cũng là một cách thức quan trọng để thu hút ngƣời lao động học nghề
và gắn bó với nghề mà mình đƣợc học. Có nhƣ vậy ngƣời lao động mới mặn mà với
các chƣơng trình đào tạo do đề án mang lại.
Hiện nay, chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung và phát triển kinh
tế nông thôn nói riêng luôn gắn với sự phát triển của nguồn lực con ngƣời vì thực
tế, dù ở giai đoạn phát triển nào con ngƣời vẫn là trọng tâm quyết định sự thay đổi
của xã hội. Vì vậy, nguồn nhân lực cần qua đào tạo để phát triển toàn diện hơn
gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Một trong những mảng đào tạo
đặc biệt cần thiết hiện nay là đào tạo nghề cho ngƣời lao động, hơn cả là đào tạo
nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là nhiệm vụ
quan trọng nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để họ làm việc hiệu quả, năng suất,
góp phần cải thiện đời sống của họ, đảm bảo thực hiện mục tiêu CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn hiện nay.
Năm 2010, Thái Bình triển khai các dự án đào tạo nghề cho lao động ở nông
thôn, giải quyết việc làm, hỗ trợ kinh phí đào tạo cho sinh viên, những hộ gia đình
thuộc diện thu hồi đất, đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Đây cũng là một trong
19 tiêu chí của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình đã và đang đƣợc
ƣu tiên thực hiện.
Thái Bình xác định nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm tại chỗ
cho ngƣời lao động là phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung phát triển toàn diện sản
xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lƣợng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế biển. Thực hiện đồng thời các biện pháp
đẩy mạnh thâm canh, luân canh tăng vụ, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất
hàng hóa tập trung nhƣ: lúa gạo, rau quả xuất khẩu; đánh bắt, nuôi trồng các loại
cây – con có giá trị kinh tế cao. Khôi phục, phát triển nghề thủ công và làng nghề,
hình thành các khu công nghiệp tập trung để chuyển dịch lao động nông nghiệp
sang khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Về nhóm giải pháp hỗ trợ trực tiếp, tạo điều kiện để nhân dân tự tạo việc làm
hay tìm việc làm.Tỉnh đã tập trung quy hoạch lại mạng lƣới trƣờng, trung tâm dạy
nghề, lập quỹ để hỗ trợ đào tạo nghề.Củng cố, nâng cao năng lực và chất lƣợng đào
tạo nghề.Khuyến khích, tạo điều kiện đƣa dạy nghề về xã, phƣờng. Tỉnh đã thành
lập tại Trƣờng dạy nghề giao thông vận tải, thành lập 7 trung tâm dạy nghề, cấp
giấy phép mở trƣờng dạy nghề cho 30 cơ sở. Năm 2004, tỉnh đã triển khai dự án
dạy nghề cho 2500 lao động ở 12 xã thuộc 4 huyện.
Trong thời gian tới, để giải quyết hiệu quả hơn vấn đề làm việc ở nông thôn,
Thái Bình tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp kết hợp phát triển kinh
tế - xã hội, tăng việc làm tại chỗ với đƣa lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài, nƣớc


1frQfc5pDR1S220

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status