Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thành ngữ và thành ngữ so sánh; phân biệt thành ngữ và một số đơn vị lân cận; nhận diện thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh...Nghiên cứu một số đặc điểm về cấu trúc thành ngữ so sánh và cấu trúc vế so sánh của thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh (vế so sánh A, vế so sánh B, từ so sánh). Giới thiệu tiền đề lý luận cho việc so sánh hình ảnh và biểu trưng ở thành ngữ so sánh Việt – Anh. Nghiên cứu về hệ hình ảnh và biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh
1. Lý do chọn đề tài
Trước một thế giới khách quan vô cùng phong phú và đa dạng, loài người
đã thực hiện các thao tác so sánh, để đánh giá và mô tả một cách cụ thể môi
trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Trong quá trình đó, họ đã tìm ra nhiều cách khác nhau để thể hiện các
mức độ so sánh. Một trong những sản phẩm ngôn ngữ của cách đó là
thành ngữ so sánh. Thành ngữ (idioms) là loại đơn vị từ vựng tồn tại trong mọi
ngôn ngữ. Muốn nghiên cứu thành ngữ và thành ngữ so sánh, chúng tui thấy
cần thiết phải làm rõ nội hàm khái niệm thành ngữ, bởi trên thế giới, đang tồn
tại những cách hiểu khác nhau về tên gọi này.
Thuật ngữ thành ngữ có hai nội dung. Nội dung thứ nhất: là loại đơn vị có
tính chất đặc trưng, riêng biệt nằm trong hệ thống ngôn ngữ, mà cụ thể là trong
hệ thống từ vựng chung của một dân tộc, một đất nước, hay thậm chí là một
vùng. Nội dung thứ hai, xét về mặt cú pháp, thành ngữ là một cụm từ mà nghĩa
của nó không chỉ là “phép cộng” đơn giản nghĩa các từ thành viên lại với nhau.
Điều này thể hiện ở chỗ, ta có thể biết hết nghĩa của từng từ, nhưng khi ghép
chúng lại với nhau thì chúng rất ngô nghê hay vô nghĩa. Ví dụ như các cụm từ
give way (đưa cho /đường đi), give up (đưa/lên) …Với những thành ngữ loại
này, chúng ta chỉ được phép hiểu nghĩa của chúng ở trên bình diện chung của
cả cụm từ như give way là nhượng bộ, chịu thua, giảm giá, hay give up là từ bỏ
một thứ gì đó.
Ngoài những chức năng cơ bản giống từ, thành ngữ còn là loại đơn vị có
khả năng chứa đựng nhiều hơn từ những giá trị ngôn ngữ - văn hóa, mặc dù
kích thước vật chất của nó không lớn. V. M Mokienko đã nói: “Đơn vị thành
ngữ, cùng với các từ vị của mình, chính là nguồn ngữ liệu chủ yếu cho tri thức
nền của một dân tộc và còn có khả năng tích lũy thông tin ngoài ngôn ngữ”.
Điều này có thể lý giải được dựa trên nguyên tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ: con
người chỉ dùng một số lượng hữu hạn các kí hiệu ngôn ngữ, nhưng luôn muốn
thể hiện được nhiều thông tin về thế giới vật chất và tinh thần vô hạn, nơi mà
họ đang tồn tại ở đó. Nghiên cứu thành ngữ ở bất cứ góc độ nào cũng sẽ giúp
cho những người quan tâm hiểu thêm về loại đơn vị từ vựng rất thú vị này.
Việc nghiên cứu thành ngữ so sánh cũng là một bước đi phù hợp với xu thế
hiện nay, khi ranh giới văn hóa giữa các quốc gia đang dần xích lại gần nhau
hơn 1. Chúng tui nghĩ rằng, chính xu hướng quốc tế hóa mọi mặt của đời sống
kinh tế - văn hóa - xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới cho các nhà ngôn ngữ
học trên toàn thế giới. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng đó, là làm con
người trên thế giới hiểu nhau hơn.
Tiếng Anh hiện là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và ở
Việt Nam hiện nay. Trong xu thế hội nhập và giao thoa văn hóa, điều cần thiết
đối với người học và sử dụng ngoại ngữ, là nắm vững tiếng mẹ đẻ, đồng thời
có những kiến thức lý luận nhất định về ngoại ngữ mà mình đang sử dụng để
từ đó phục vụ cho việc dịch tương đương hai hay nhiều ngoại ngữ. Nghiên cứu
đề tài này, chúng tui mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về đặc điểm
của thành ngữ so sánh tiếng Anh, trong sự so sánh đối chiếu với thành ngữ
tiếng Việt, nhằm tăng khả năng vận dụng thành ngữ so sánh hiệu quả hơn trong
giao tiếp, phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài ở trình
độ cao.
2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Tùy vào các tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu chia thành ngữ ra làm
nhiều loại. Nếu căn cứ vào cách tạo nghĩa, thành ngữ được chia ra làm
2 loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ. Trong luận văn này,
chúng tui nghiên cứu thành ngữ so sánh (comparison idioms), mà trọng tâm là
vế so sánh của loại thành ngữ này. Cụ thể hơn, trên cơ sở thiết lập một danh
sách các thành ngữ so sánh của 2 ngôn ngữ Việt và Anh, chúng tui sẽ phân
tích, tìm hiểu vế so sánh (vế B) của thành ngữ so sánh ở khía cạnh cấu tạo, các
hình ảnh và hệ biểu trưng của chúng, qua đó, hy vọng chỉ ra được những sự
khác nhau trong tư duy dân tộc giữa những người sử dụng tiếng Anh (người
Anh và người Mỹ) và người Việt.
Chúng tui khai thác những khía cạnh cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ,
để thấy cách biểu hiện so sánh qua thành ngữ so sánh, giúp người Việt Nam
học tiếng Anh lẫn người có bản ngữ là tiếng Anh vượt qua được những trở
ngại và những di chuyển tiêu cực khi dịch các thành ngữ so sánh từ Anh sang
Việt hay ngược lại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt như
một ngoại ngữ.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu thành ngữ hay thành ngữ so sánh không phải là một mảng
đề tài mới mẻ ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Đối với
thành ngữ tiếng Việt, có thể kể đến các công trình tiêu biểu như Les
expressions comparatives de la langue annamite năm 1925 của V. Barbier và
Thành ngữ so sánh tiếng Việt của Trương Đông San, năm 1974. Điều đó nói
lên rằng, thành ngữ đã thu hút được sự quan tâm từ rất sớm của các nhà nghiên
cứu. Ngày nay, những người quan tâm có thể tìm gặp rất nhiều bài báo viết,
báo điện tử, giáo trình, khóa luận, luận văn hay luận án …đề cập đến vấn đề
này. Có thể nói, việc nghiên cứu thành ngữ chưa và không tạo ra những “cơn
sốt” như trào lưu nghiên cứu ngữ pháp chức năng, trào lưu nghiên cứu ngữ
nghĩa cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI...mà trong suy nghĩ của
nhiều người, nó hiển nhiên là một phạm trù cần nghiên cứu. Chỉ tính riêng ở
Việt Nam, các bài báo, các công trình nghiên cứu về đề tài này, mang hơi
hướng đối chiếu đã có rất nhiều. Tuy nhiên, việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ
chỉ mới được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây. Thực tiễn đã đưa
đến những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi giới nghiên cứu tập trung giải quyết. Có
thể kể tên một số công trình tiêu biểu như :
- Các nghiên cứu về thành ngữ so sánh tiếng Việt của Hoành Văn Hành : Kể
chuyện thành ngữ tục ngữ Việt Nam- NXB Khoa học Xã hội, 2002, Thành ngữ
học tiếng Việt – NXB Khoa học Xã hội, 2008. Đây là những nghiên cứu tâm
huyết, được tiến hành trong một thời gian dài của ông. Ở chương 4 của 2 cuốn
sách, tác giả tập trung miêu tả cấu trúc của thành ngữ so sánh tiếng Việt và các
đặc điểm ngữ nghĩa của nó một cách công phu và tỉ mỉ. Hầu hết các khía cạnh
về thành ngữ so sánh đều được cố GS đề cập đến, với những phân tích sâu và
mang tính hệ thống cao.
- Với cùng một tên là Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, ba nhóm tác giả
1) Vũ Dung, Vũ Quang Hào, Vũ Thúy Anh, NXB Văn hóa, 1995, 2) Bùi Hạnh
Cẩn, Bích Hằng, Việt Anh, NXB Văn hóa Thông tin, 2000 và 3) Nguyễn Lân,
NXB Văn học, 2007, đã cung cấp một danh sách khá đầy đủ các thành ngữ so
sánh tiếng Việt.
- Luận án tiến sĩ năm 2009 Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt) chuyên ngành lý luận ngôn ngữ của Phạm Minh Tiến đã
cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ về thành ngữ so sánh tiếng Hán và tiếng
Việt. Qua đó, công trình này cũng giải quyết được những vấn đề về phương
pháp khi nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh các ngôn ngữ.
- Luận án tiến sĩ ngữ văn cách dịch các thành ngữ nhận xét đánh giá
con người giữa các ngôn ngữ Việt- Anh- Nga, Đại học KHXH & NV,
ĐHQGHN, 2001 của Trần Thị Lan đã đưa ra được những nhận định rất quý
báu về thói quen tư duy, đặc điểm văn hóa, thái độ đánh giá….của các dân tộc


kAog495B03s995z
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status