Khảo sát thành ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khảo sát các bài dạy về lý thuyết thành ngữ trong sách giáo khoa (SGK). Tìm hiểu các dạng xuất hiện của thành ngữ trong SGK. Phân loại các thành ngữ, khảo sát đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng. Tìm hiểu cách giải thích ý nghĩa các thành ngữ này của các tác giả SGK. Đối chiếu việc trình bày các kiến thức về thành ngữ trong SGK đã phù hợp với thực tế giảng dạy đơn vị ngôn ngữ này trong nhà trường. Đề xuất một số ý kiến: thời lượng dành cho bài học về thành ngữ; phải xác định được mục đích và đối tượng của việc dạy thành ngữ nói riêng cũng như tiếng Việt nói chung trong nhà trường phổ thông; phải gắn việc dạy thành ngữ với việc dạy học từ vựng tiếng Việt; một số chú ý đối với bài học về thành ngữ và việc nâng cao hệ thống bài tập thực hành về thành ngữ trong SGK ở các cấp học
1. Lí do chọn đề tài 6
2. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt 8
3. Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Phạm vi tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 10
5. Ý nghĩa của đề tài 11
6. Cấu trúc của luận văn 11
Chương 1 : Cơ sở lí thuyết về thành ngữ 12
1. Quan niệm về thành ngữ 12
2. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị khác 13
3. Phân loại thành ngữ 20
Tiểu kết 26
Chương 2 : Bức tranh chung về thành ngữ trong sách giáo khoa 27
1. Một số vấn đề về thành ngữ trong sách giáo khoa 27
1.1. Khái quát về tiếng Việt trong sách giáo khoa 27
1.2. Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa 29
1.2.1. Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa cũ 29
1.2.2. Quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa mới 33
1.2.3. So sánh quan niệm về thành ngữ trong sách giáo khoa cũ
và mới
37
2. Sự xuất hiện của thành ngữ trong sách giáo khoa 41
2.1. Các dạng xuất hiện của thành ngữ trong sách giáo khoa 42
2.1.1. Thành ngữ xuất hiện trong các văn bản của sách giáo khoa 43
2.1.2. Thành ngữ xuất hiện dƣới dạng làm ngữ liệu trong sách
giáo khoa
54
2.1.3. Các dạng bài tập về thành ngữ trong sách giáo khoa 63
2.1.4. Thành ngữ xuất hiện trong lời dẫn, bài viết của các tác
giả sách giáo khoa
68
2.1.5. Thành ngữ xuất hiện trong phần chú thích của các từ ngữ
khác
69
2.1.6. Nhận xét chung về các dạng xuất hiện của thành ngữ
trong sách giáo khoa
69
2.2. Phân loại thành ngữ trong sách giáo khoa theo tiêu chí Hán
Việt / phi Hán Việt
71
2.3. Phân loại thành ngữ trong sách giáo khoa theo cấp học 77
3. Khảo sát các đặc điểm về cấu trúc và ý nghĩa của các thành ngữ
trong sách giáo khoa
83
3.1. Đặc điểm về cấu trúc của các thành ngữ trong sách giáo khoa 83
3.2. Đặc điểm về ý nghĩa của các thành ngữ trong sách giáo khoa 88
3.3. Biến thể của thành ngữ trong sách giáo khoa 92
Tiểu kết 95
Chương 3 : Cách giải thích thành ngữ trong sách giáo khoa và đề
xuất một số ý kiến về việc dạy học thành ngữ trong nhà trường
phổ thông
97
1. Cách giải thích thành ngữ của sách giáo khoa 97
1.1. Số lƣợng các thành ngữ đƣợc giải thích trong sách giáo khoa 97
1.2. So sánh cách giải thích thành ngữ của sách giáo khoa với một
số từ điển khác
103
2. Đề xuất một số ý kiến về việc dạy học thành ngữ trong nhà
trƣờng phổ thông
124
Tiểu kết 131

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học Tiếng Việt trong nhà trƣờng nói
chung là vấn đề quan tâm không chỉ của ngành Giáo dục mà là của cả xã hội.
Nhƣ ta đã biết, tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn
ngữ giao tiếp của tất cả các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam với nhau. Nhƣ
vậy, tiếng Việt có một vai trò cực kì quan trọng trong đời sống xã hội của đất
nƣớc “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trƣờng và cơ sở giáo
dục khác” [Luật Giáo dục, 2005, Điều 7]. Do đó, Tiếng Việt là một môn học
bắt buộc đối với tất cả các em học sinh trong cả nƣớc ở mọi cấp học. Và môn
học này không chỉ học ở một cấp nào mà các em phải học cho đến tận đại
học. Vai trò của môn học này có thể xem xét một cách cụ thể nhƣ sau : “Với
tƣ cách là một môn học, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những
tri thức ngôn ngữ học, hệ thống tiếng Việt, quy tắc hoạt động và những sản
phẩm của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Mặt khác, tiếng Việt là một công
cụ giao tiếp và tƣ duy, nên môn Tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức
năng kép mà các môn học khác không có. Đó là chức năng trang bị cho học
sinh công cụ để giao tiếp : tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong
nhà trƣờng.” [1, tr. 7]. Do có một vị trí quan trọng nhƣ vậy nên việc dạy học
tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông cần đƣợc nghiên cứu một cách có
hệ thống và cần có nhiều sự quan tâm hơn nữa của các nhà khoa học cũng
nhƣ của xã hội nói chung.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tui muốn nghiên cứu đến một
khía cạnh nhỏ của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trƣờng phổ thông. Đó là
việc dạy học thành ngữ trong trƣờng phổ thông và biểu hiện cụ thể là việc
khảo sát các thành ngữ trong SGK Tiếng Việt TH (từ lớp 1 đến lớp 5) và Ngữ
văn THCS và THPT (từ lớp 6 đến lớp 12).
Sở dĩ chọn thành ngữ là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là vì :
– Thành ngữ trong mỗi ngôn ngữ có một vị trí rất đặc biệt. Là một bộ
phận quan trọng của từ vựng, thành ngữ là nơi thể hiện rất rõ các đặc trƣng
văn hoá, dân tộc trong ngôn ngữ : “Nếu coi ngôn ngữ dân tộc là tinh thần của
dân tộc thì cũng có thể nói thành ngữ (tục ngữ, ca dao, dân ca…) là các hình
thức biểu hiện khác nhau của bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thành ngữ,
chúng ta có thể tìm thấy những đặc điểm riêng của tƣ duy dân tộc, quan điểm
thẩm mĩ, đạo lí làm ngƣời, luật đối nhân xử thế, lối sống, cách nghĩ, cách cảm
cũng nhƣ thái độ đối với cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn.” [34,
tr. 5]. Về mặt văn hoá, thành ngữ chính là nơi thể hiện sâu sắc nhất vốn văn
hoá của một dân tộc. Cách nói năng, cách suy nghĩ, tƣ duy của một dân tộc
biểu hiện rõ nhất trong vốn từ ngữ của họ mà đặc biệt là trong các thành ngữ.
Chính vì điều này mà khi nghiên cứu thành ngữ, tức là chúng ta cũng đã
nghiên cứu đƣợc một phần rất lớn của ngôn ngữ. Do đó, việc nhận diện đúng
và hiểu đúng thành ngữ là rất quan trọng đối với mọi ngƣời. Đối với học sinh
điều này càng quan trọng. Giúp các em tiếp nhận đúng các thành ngữ tiếng
Việt cũng nhƣ các đơn vị kiến thức khác về tiếng Việt là một trong những hoạt
động nhằm giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy, sự xuất
hiện của các thành ngữ trong SGK cũng không thể tuỳ tiện mà phải có một sự
trình bày hợp lí và khoa học.
– Thành ngữ tiếng Việt xuất hiện trong SGK khá nhiều : trƣớc hết, thành
ngữ đƣợc học với tƣ cách là một đơn vị kiến thức bắt buộc nhƣ từ ghép, từ
láy,… của phân môn Tiếng Việt trong nhà trƣờng ; thứ hai, thành ngữ xuất
hiện rất nhiều trong các văn bản văn học đƣợc trích dẫn trong SGK Ngữ văn ;
thứ ba, thành ngữ đƣợc các tác giả sử dụng làm ngữ liệu rất nhiều trong SGK
với các dạng xuất hiện rất phong phú. Ngoài ra, không chỉ trong SGK Ngữ văn,
mà trong SGK của các môn học khác nhƣ Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công
dân,… cũng có thể có sự xuất hiện của thành ngữ. Nhƣ vậy, thành ngữ là một
đơn vị từ vựng quan trọng với học sinh phổ thông. Và việc tìm hiểu xem các
cách trình bày về thành ngữ trong SGK đã hợp lí hay chƣa là một vấn đề cần
thiết.
– Một lí do nữa để chúng tui tiến hành đề tài này là chúng tui muốn tìm
hiểu xem các thành ngữ xuất hiện trong SGK có bổ sung kiến thức nào mới
cho học sinh hay không. Việc đƣa các thành ngữ vào SGK và việc giải thích
các thành ngữ tiếng Việt trong SGK đã hợp lí hay chƣa, và có phù hợp với
mục tiêu dạy học tiếng Việt trong nhà trƣờng hay không.



xjjgJ29BIvp223S
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status