Bước đầu tìm hiểu phép thế và phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (dựa trên cứ liệu của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp) - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái quát cơ sở lý luận về phép thế nhằm làm sáng tỏ thêm khái niệm về tính liên kết trong văn bản mà cụ thể ở đây là phép thế lâm thời. Khảo sát các hiện tượng và các biểu hiện của phép thế lâm thời trong các tác phẩm văn học ở các giai đoạn nhằm mục đích hiểu sâu hơn về các hiện tượng liên kết trong văn bản mà cụ thể ở đây là phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật và thấy rõ được các mối liên hệ của các phát ngôn trong văn bản cũng như các biểu hiện của chúng trong mạch diễn ngôn, tìm ra nét độc đáo trong việc sử dụng phép thế lâm thời của Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước đây, trong khoảng thời gian trước thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX,
hầu hết giới ngôn ngữ học đều cho rằng, câu là đơn vị cuối cùng để nghiên cứu
ngôn ngữ. Câu luôn được coi là đơn vị hoàn chỉnh, đơn vị cao nhất được nghiên
cứu trong đối tượng quan sát của ngôn ngữ học.
Một bộ môn khoa học mới ra đời lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu
gọi là ngôn ngữ học văn bản mà hạt nhân của nó là ngữ pháp liên kết văn bản.
Các nhà ngữ pháp đã coi văn bản như một đơn vị siêu cú pháp của ngôn ngữ
trong sự sử dụng của nó và đây là một vấn đề hết sức mới mẻ và hấp dẫn. Có
người nói: “Đơn vị cơ bản của ngôn ngữ trong sử dụng của nó không phải là từ,
không phải là câu mà là văn bản. Việc nghiên cứu ngôn ngữ ở cấp độ văn bản là
một vấn đề lí thuyết hấp dẫn và thiết thực đối với ngôn ngữ học” M. Halliday
[53, 1988].
Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản ngày càng thu hút sự chú ý không chỉ của
các nhà ngôn ngữ học mà còn của các nhà khoa học khác. Các nhà khoa học
trong các lĩnh vực khác nhau cũng tìm thấy những phương pháp mới. Lĩnh vực
văn bản theo cách nói hình tượng của V.A. Zvegincev [1980, tr. 14] gần như đã
trở thành một “vũ trụ ngôn ngữ học”.
Ngữ pháp văn bản là một bộ môn khoa học không tách rời được của ngôn
ngữ học. Lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu của mình, ngữ pháp văn bản
chuyên sâu đi vào nghiên cứu mối liên kết giữa các câu trong văn bản, tìm hiểu
cách tổ chức văn bản và cấu tạo đoạn văn. Trước đây khi chưa có ngành ngữ
pháp học văn bản thì câu là đơn vị cao nhất. Nhưng với sự ra đời của ngành ngữ
pháp học văn bản thì câu không phải là đơn vị cao nhất của hệ thống ngôn ngữ
mà câu được xem là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp văn bản. Câu trong văn bản
không thể xuất hiện một cách rời rạc mà chúng phải liên kết lại với nhau theo
những quy tắc nhất định. Như vậy tính liên kết là đặc trưng quan trọng nhất của
văn bản. “Mất tính liên kết văn bản chỉ còn là tập hợp hỗn độn các câu” Trần
Ngọc Thêm [44, 1999].
Theo Halliday và Hasan trong Liên kết tiếng Anh (1976; 6), các phương
thức liên kết ngữ pháp được chia thành 4 kiểu: quy chiếu, tỉnh lược, thế và nối.
Sự liên kết trong văn bản tồn tại dưới hai mức độ: liên kết nội dung và liên kết
hình thức. Liên kết về mặt nội dung bao gồm liên kết chủ đề là liên kết logic.
Liên kết về mặt hình thức là dùng các phương tiện ngôn ngữ như ngữ pháp, từ
vựng… để biểu đạt liên kết nội dung. Chính nhờ các phương tiện ngôn ngữ ấy,
các các câu rời rạc liên kết lại với nhau tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Hệ
thống các phương tiện ngôn ngữ đó được gọi là hệ thống các phương tiện liên
kết câu.
Việc đi sâu vào tìm hiểu sự hoạt động của một số phương tiện liên kết
trong văn bản tiếng Việt là một việc làm cần thiết cho nghiên cứu ngữ pháp văn
bản. Ngôn ngữ học văn bản nghiên cứu cách thức bảo trì sự liên kết, tính mạch
lạc của văn bản, những cách chuyển đổi sự quy chiếu của người hay vật tức là
những từ ngữ hay giống nhau hay khác nhau cùng chỉ về một người hay một
sự vật xác định trong đó có sử dụng phương pháp thay thế (gọi tắt là phép thế).
Theo Trần Ngọc Thêm, hệ thống các phương tiện liên kết câu bao gồm liên
kết từ vựng - ngữ nghĩa và liên kết ngữ pháp. Nhóm từ vựng - ngữ nghĩa lại bao
gồm các phép liên kết: phép lặp từ vựng, phép đối, phép thế và phép liên tưởng.
Còn nhóm phương tiện liên kết ngữ pháp bao gồm: phép nối, phép tỉnh lược, phép
lặp ngữ pháp và phép liên kết tuyến tính. Trần Ngọc Thêm [44, 1999]
Phép thế xuất hiện trong hầu hết các thể loại văn bản. Các tác phẩm văn học
là loại văn bản nghệ thuật. Trong văn bản loại này đã có sự gia công, sắp xếp, trau
chuốt… bởi các “nghệ sĩ ngôn từ”. Đương nhiên, cách thức biểu hiện của các phép
10
liên kết, trong đó có phép thế là có sự khác biệt. Xuất phát từ lí do đó mà chúng
tui chọn văn bản văn học để làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình.
Phép thế là việc sử dụng các đại từ (nhân xưng, chỉ xuất,...) thay thế cho từ
được thay thế như cô ấy, bà ấy, họ, đây, đấy, kia… thế cho danh từ (cụm danh từ),
vậy thế, đó… thế cho động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), mệnh đề (cú)
tương ứng có mặt trong các câu khác, trên cơ sở đó hai câu đang xét liên kết được
với nhau. Sự thay thế đó cũng có thể mở rộng ở cấp độ lớn hơn từ (phát ngôn,
đoạn văn…). Trong phép thế cái được quan tâm là các yếu tố được thế và các yếu
tố được thay thế cho nội dung mà tác giả muốn đề cập tới.
Tuy nhiên, có những trường hợp phép thế không dùng đại từ để thay thế. Đó
là các dạng:
- Thế đồng nghĩa (Vd: các từ ăn/ chén/ xơi/ tọng... có thể thay thế cho nhau
tùy trường hợp):
- Thế phủ định
- Thế lâm thời (thế ngữ cảnh)
Thế lâm thời (tức thế ngữ cảnh) là một dạng thay thế bắt nguồn từ một tính
huống cụ thể. Nó được xác lập theo ý định của người viết.
VD1: Mỹ Tâm là một ca sĩ đang nổi. Cô gái “tóc nâu môi trầm” này đã đoạt
không ít giải cao (Mỹ Tâm = cô gái tóc nâu môi trầm)...
Đó là một dạng thế lâm thời. Dạng thế lâm thời xuất phát từ những đặc điểm
của nhân vật được nói đến và được viết theo dụng ý của tác giả.
VD2: Sài Gòn đã làm cho thế giới kinh ngạc. Sức sống của thành phố không
sao lượng nổi. (Sài Gòn = thành phố).
Trong các văn bản tiếng Việt, đặc biệt là các tác phẩm văn học chúng ta thấy
xuất hiện rất nhiều các loại thế. Phép thế đồng nghĩa là một biện pháp tránh lặp từ
vựng có hiệu quả, nó tạo cho văn bản một sự đa dạng và phong phú cao độ. Thế là
một dạng lặp (tác giả nói theo chủ quan của mình) và thay thế là một sự lặp lại
không hoàn toàn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật được thực hiện qua văn bản để
làm rõ ý đồ của tác giả. Trần Ngọc Thêm [44, 1999].
Các tác phẩm văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng và có rất nhiều
điều thú vị. Luận văn này của chúng tui không thể nghiên cứu được hết mọi vấn
đề. Vì vậy, chúng tui chỉ đặt vấn đề tìm hiểu phép thế như một phương tiện liên
kết trong văn bản và xem xét một số cách biểu hiện của chúng.
Xuất phát từ lí do đó mà chúng tui chọn văn bản văn học để làm đối tượng
khảo sát cho luận văn của mình với tên gọi Buớc đầu tìm hiểu phép thế và
phép thế lâm thời trong văn bản nghệ thuật (qua khảo sát các tác phẩm của
Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp).
Có thể nói rằng trong các thể loại văn bản thì thể loại văn học là nơi xuất
hiện nhiều hiện tượng thuần túy ngôn ngữ nhất do vậy cũng là nơi hiện tượng
thay thế xuất hiện nhiều nhất. Trong các thể loại văn bản văn học thường xuyên
được sử dụng phép thế để giúp người đọc làm quen nhận biết các cấu trúc ngôn
ngữ. Hướng nghiên cứu này hoàn toàn khác với những nghiên cứu trước đây.
Các nghiên cứu trước đây chưa bao giờ nghiên cứu về hiện tượng thế lâm thời
và đặc biệt là chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về hai nhà văn Nam Cao
và nguyễn Huy Thiệp. Cũng từ lí do đó mà chúng tui chọn văn bản văn học để
làm đối tượng khảo sát cho luận văn của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu về phép thế lâm thời.
Chúng tui không nghiên cứu về phép thế đại từ. Phép thế lâm thời phản ánh
dụng ý của nhà văn nhằm làm nổi bật lên tính cách, phẩm chất của nhân vật.
Tránh lặp lại những từ không cần thiết dẫn đến sự nhàm chán của người đọc.
Trong các tác phẩm văn học của Việt Nam có rất nhiều các tác giả đã sử


Dto232QfqU8J511
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status