Trắc nghiệm Đo lường điện và thiết bị đo + đáp án - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Tên học phần: Đo lường điện và thiết bị đo Mã học phần: 1162130
Số ĐVHT: 3
Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
A – NGÂN HÀNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG
1. Các nội dung kiến thức tối thiểu mà sinh viên phải nắm vững sau khi học xong chương 1
 Khái niệm về đo lường
 Phương trình thể hiện quá trình đo lường
 Độ nhạy của thiết bị đo
 Phân loại đại lượng đo
 Đơn vị đo
 Chuẩn hóa trong đo lường
 Sai số phép đo: nguyên nhân sai số, phân loại sai số, cách tính sai số
 Các công thức tính sai số: tuyệt đối, tương đối, cấp chính xác
 Tính ổn định và độ tin cậy của thiết bị đo.
2. Ngân hàng câu hỏi và đáp án chi tiết chương 1

TT Câu hỏi và đáp án Đáp án
(trọng số điểm)
1 Đại lượng điện thụ động là những đại lượng điện ở trạng thái bình thường:
A/ Có mang năng lượng điện B/ Không mang năng lượng điện
C/ Có dòng điện D/ Có điện áp B
(0.2)

2 Đại lượng điện tác động là những đại lượng điện ở trạng thái bình thường:
A/ Có mang năng lượng điện B/ Không mang năng lượng điện
C/ Có dòng điện D/ Có điện áp A
(0.2)

3 Trong đo lường, sai số hệ thống thường được gây ra bởi:
A/ Người thực hiện phép đo B/ công cụ đo
C/ Đại lượng cần đo D/ Môi trường B
(0.2)

4 Trong đo lường, sai số ngẫu nhiên thường được gây ra bởi:
A/ Người thực hiện phép đo B/ Môi trường
C/ Đại lượng cần đo D/ Tất cả đều đúng D
(0.2)

5 Nếu các thiết bị đo có cùng cấp chính xác, thì phép đo trực tiếp có sai số:
A/ Lớn hơn phép đo gián tiếp B/ Nhỏ hơn phép đo gián tiếp
C/ Bằng với phép đo gián tiếp D/ Tất cả đều sai A
(0.2)

6 Để giảm nhỏ sai số hệ thống thường dùng phương pháp:
A/ Cải tiến phương pháp đo
B/ Kiểm định thiết bị đo thường xuyên
C/ Thực hiện phép đo nhiều lần
D/ Khắc phục môi trường B
(0.2)

7 Để giảm nhỏ sai số ngẫu nhiên thường dùng phương pháp:
A/ Kiểm định thiết bị đo thường xuyên
B/ Thực hiện phép đo nhiều lần
C/ Cải tiến phương pháp đo
D/ Tất cả đều sai B
(0.2)

8 Sai số tuyệt đối là:
A/ Hiệu số giữa giá trị thực với giá trị đo được
B/ Hiệu số giữa giá trị thực với giá trị định mức
C/ Tỉ số giữa giá trị thực với giá trị đo được
D/ Tỉ số giữa giá trị thực với giá trị định mức A
(0.2)

9 Sai số tương đối là:
A/ Tỉ số giữa giá trị đo được với giá trị định mức
B/ Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị định mức
C/ Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị thực
D/ Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị đo được C
(0.2)

10 Cấp chính xác của thiết bị đo là:
A/ Sai số giới hạn tính theo giá trị đo được
B/ Sai số giới hạn tính theo giá trị định mức của thiết bị đo
C/ Sai số giới hạn tính theo giá trị trung bình cộng số đo
D/ Sai số giới hạn tính theo giá trị thực của đại lượng cần đo B
(0.2)

11 Việc chuẩn hoá thiết bị đo thường được xác định theo:
A/ 2 cấp B/ 3 cấp
C/ 4 cấp D/ 5 cấp C
(0.2)

12 Một vôn kế có giới hạn đo 250V, dùng vôn kế này đo điện áp 200V thì vôn kế chỉ 210V. Sai số tương đối của phép đo là:
A/ 5% B/ 4,7% C/ 4% D/ 10V A
(0.2)

13 Một vôn kế có sai số tầm đo ±1% ở tầm đo 300V, giới hạn sai số ở 120V là:
A/ 5% B/ 2,5% C/ 10% D/ 1% B
(0.2)

14 Ưu điểm của mạch điện tử trong đo lường là:
A/ Độ nhạy thích hợp, độ tin cậy cao
B/ Tiêu thụ năng lượng ít, tốc độ đáp ứng nhanh
C/ Độ linh hoạt cao, dễ tương thích truyền tín hiệu
D/ Tất cả đều đúng D
(0.2)

15 Một thiết bị đo có độ nhạy càng lớn thì sai số do thiết bị đo gây ra:
A/ Càng bé
B/ Càng lớn
C/ Tùy thuộc phương pháp đo
D/ Không thay đổi A
(0.2)

16 Độ tin cậy của một thiết bị đo phụ thuộc vào:
A/ Độ phức tạp của thiết bị đo
B/ Chất lượng các linh kiện cấu thành thiết bị đo
C/ Tính ổn định
D/ Tất cả đều đúng D
(0.2)

17 Một ampere kế có giới hạn đo 30A, cấp chính xác 1%, khi đo đồng hồ chỉ 10A thì giá trị thực của dòng điện cần đo là:
A/ 9,7÷10,3 A
B/ 9÷11 A
C/ 9,3÷10,3 A
D/ 9,7÷10,7 A A
(0.2)


Chương 2: CÁC CƠ CẤU CHỈ THỊ CƠ ĐIỆN
1. Các nội dung kiến thức tối thiểu mà sinh viên phải nắm vững sau khi học xong chương 2
 Cấu tạo các loại cơ cấu chỉ thị cơ điện: cơ cấu từ điện, cơ cấu điện từ, cơ cấu điện động
 Nguyên lý làm việc của các cơ cấu
 Các đặc tính của 3 loại cơ cấu
 Ứng dụng của cơ cấu từ điện, điện từ, điện động
2. Ngân hàng câu hỏi và đáp án chi tiết chương2


244268Txwb3Rgwa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status