Áp dụng chiến lược kinh doanh hiệu ứng mạng trong nghiệp vụ E-banking tại Việt Nam - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiệp vụ ngân hàng điện tử (e-banking) xuất hiện từ những năm 1995 là kết
quả tất yếu của sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, là sản phẩm của
nền kinh tế tri thức và đã nhanh chóng tỏ rõ ưu thế vượt trội của nó so với loại hình
nghiệp vụ truyền thống. Một xu thế đang được hình thành ngày một rõ nét là hầu
hết các ngân hàng trong tương lai sẽ lựa chọn phát triển kênh phân phối này ở các
mức độ khác nhau. Các ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế tri thức, trong quá trình
phát triển của e-banking có sự góp mặt của “hiệu ứng mạng”- một hiện tượng kinh
tế vi mô mới được các nhà kinh tế đề cập đến từ cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của
thế kỷ XX. Dựa vào vai trò của “hiệu ứng mạng”, một chiến lược kinh doanh mới
đã được các nhà kinh tế đề ra - chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng”. Là người đi
sau và không có ưu thế về công nghệ so với các ngân hàng nước ngoài, các ngân
hàng Việt Nam cần nhận thức và tận dụng hiện tượng kinh tế vi mô cũng như chiến
lược kinh doanh này để có thể cạnh tranh khi Việt Nam đang trong giai đoạn
chuyển mình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Yêu cầu này ngày càng trở nên cấp thiết khi e-banking đang được nhiều
ngân hàng áp dụng rộng rãi ở Việt Nam trong những năm gần đây. Với sự quan tâm
tới vấn đề nêu trên, người viết đã chọn đề tài “Áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu
ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam”, dưới sự hướng dẫn của Thạc
sỹ Nguyễn Thị Tường Anh nhăm làm rõ phần nào các khía cạnh liên quan tới “hiệu
ứng mạng” và sự tận dụng vai trò của “hiệu ứng mạng” để phát triển loại hình
nghiệp vụ tài chính- ngân hàng mới xuất hiện tại Việt Nam.
2. Đối tƣợng, nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là chiến lược của các ngân hàng
Việt Nam trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking. Nội dung nghiên cứu bao gồm:
những lý luận cơ bản về “hiệu ứng mạng”, chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng”
và e-banking; sự áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ
e-banking tại Việt Nam; xu hướng phát triển của e-banking và bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-
banking.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp: thống kê, phân tích, so
sánh, tổng hợp dựa trên các số liệu, các bài nghiên cứu về “hiệu ứng mạng” và e-
banking.
4. Kết cấu của khóa luận
Bài khóa luận có kết cấu gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về “hiệu ứng mạng” và nghiệp vụ e-banking,
giới thiệu các khái niệm chung, các vấn đề lý thuyết liên quan tới “hiệu ứng mạng”
và nghiệp vụ e-banking cũng như khả năng áp dụng chiến lược kinh doanh “hiệu
ứng mạng” trong nghiệp vụ e-banking.
Chƣơng 2: Thực tiễn áp dụng chiến lƣợc kinh doanh “hiệu ứng mạng”
trong nghiệp vụ e-banking tại Việt Nam, trình bày thực trạng phát triển nghiệp vụ
e-banking, vai trò của “hiệu ứng mạng” trong e-banking và các bước đi chiến lược
của các ngân hàng để phát huy vai trò đó.
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam từ thực
tiễn áp dụng chiến lƣợc kinh doanh “hiệu ứng mạng” trong nghiệp vụ e-
banking thời gian qua, nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, rút ra các bài học kinh
nghiệm và đưa ra một số kiến nghị để tận dụng hơn nữa vai trò của “hiệu ứng
mạng” trong việc phát triển nghiệp vụ e-banking trở thành một nghiệp vụ chủ chốt
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, do khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận cũng
như những hạn chế về trình độ nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm thực tế và các
nguồn tài liệu tiếp cận, bài khóa luận chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn
đọc để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.
Người viết xin gửi lời Thank trân trọng tới Thạc sỹ Nguyễn Thị Tường Anh,
người đã hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung cũng như phương pháp để thực hiện và
hoàn thành khóa luận này!

2pp4rKsiAODLI4E
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status