Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi tại Khoa điều trị tự nguyện A – Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014 - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước” [1]. Vì vậy nhu cầu được chăm sóc sức khỏe đã có từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hoa Kỳ đã dành 8,608$ bình quân đầu người cho chăm sóc sức khỏe và chiếm tới 17,2% tổng sản phẩm quốc gia [2]. Ở Việt Nam từ sau khi đất nước giành được độc lập ngành Y tế cũng như nền kinh tế của đất nước ngày càng nâng cao. Kéo theo đó là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, được khám và điều trị bệnh của bệnh nhi cũng như của nhân dân ngày càng cao. Đối với trẻ em có những đặc điểm sinh lý riêng và tính chất bệnh tật cũng rất đặc biệt bởi lẽ trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ do vậy cần có những kế hoạch chăm sóc sức khỏe ngay từ thủa ban đầu. Trước những tình hình đó Chính phủ đã đặt ra mục tiêu về qui hoạch, phát triển mạng lưới KCB và tầm nhìn năm 2020: “Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển” [3].
Nhưng thực tế trong những năm gần đây hiện tượng quá tải bệnh viện, tình trạng vượt tuyến xảy ra hằng ngày, các cơ sở y tế tuyến dưới không đáp ứng được nhu cầu của gia đình bệnh nhân. Quá tải tại các bệnh viện cũng ảnh hưởng tới chất lượng KCB và thái độ phục vụ người bệnh. Theo số liệu thống kê của cục quản lý KCB - BYT tính đến hết năm 2011, tình trạng quá tải các BV tuyến TW lên đến 364% tập trung ở các chuyên khoa sâu như bệnh viện K, bệnh viện phụ sản TW, bệnh viện nội tiết, bệnh viện nhi đồng I, nhi đồng II. Tại bệnh viện Nhi Trung ương tình trạng quá tải cũng đang xẩy ra hàng ngày với tỉ lệ quá tải lên đến 200% [4].
Mặc dù bệnh viện Nhi Trung ương đã có những giải pháp, những bước đi cụ thể để cải thiện tình trạng này như triển khai một số dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) theo yêu cầu ở các khoa khám bệnh A, B, C, tuy nhiên tình trạng quá tải vẫn chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt là ở khoa điều trị tự nguyện A với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị hiện đại nhưng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu của gia đình bệnh nhi (GĐBN) khi mà tình trạng chờ đợi để được khám và xét nghiệm vẫn còn lâu, diễn ra thường xuyên.
Nhằm tham mưu cho Ban lãnh đạo và quản lý của bệnh viện Nhi Trung ương trong việc lập kế hoạch và triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ để giảm tình trạng quá tải cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám và điều trị của GĐBN, chúng tui tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi tại Khoa điều trị tự nguyện A – Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi đến khám bệnh tại khoa điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi đến khám bệnh tại khoa điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014.


PFZS4EPo7Ji8Jx5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status