Phương pháp giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao - pdf 26

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .....................................................................
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................
6. Bố cục của Luận Văn .....................................................................................
PHẦN NỘI DUNG ..............................................................................................
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................
1.1 Tình thái và từ tình thái trong Tiếng Việt hiện nay .....................................
1.2 Quán ngữ tình thái - Khái niệm cơ bản........................................................
1.3 Phát ngôn tình thái .......................................................................................
1.4 Lai lịch vấn đề..............................................................................................
1.5 Dạy từ tình thái (các sách) ...........................................................................
CHƢƠNG 2
TỪ TÌNH THÁI VÀ DẠY TỪ TÌNH THÁI Ở TRÌNH ĐỘ NÂNG CAO.........
2.1 Từ tình thái và cách dạy từ tình thái ở trình độ nâng cao ............................
2.1.1 Mô tả ...................................................................................................
2.1.2 Một số hiện tƣợng điển hình và cách dạy ...........................................
2.2 Tiểu kết.........................................................................................................
CHƢƠNG 3
QUÁN NGỮ TÌNH THÁI VÀ DẠY QUÁN NGỮ TÌNH THÁI Ở TRÌNH ĐỘ
NÂNG CAO.........................................................................................................
3.1 Quán ngữ tình thái và cách dạy quán ngữ tình thái ở trình độ nâng cao .....
3.1.1 Mô tả ...................................................................................................
3.1.2 Một số trƣờng hợp điển hình và cách dạy...........................................
3.2 Phƣơng pháp dạy liên quan đến yếu tố tình thái.........................................
3.3 Một thiết kế thử nghiệm...............................................................................
KẾT LUẬN..........................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................
PHỤ LỤC.............................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài
Từ thực tiễn giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ cho sinh viên quốc tế ở
trình độ nâng cao (sau 500-700 giờ lên lớp) cũng nhƣ tình hình nghiên cứu lí
luận chung về tình thái, từ tình thái và quán ngữ tình thái, sự đa dạng phức tạp
nội tại vốn có của nó, cho chúng ta thấy, để hiểu rõ và sử dụng đúng từ tình thái,
quán ngữ tình thái trong hành chức là việc không hề đơn giản đối với sinh viên
quốc tế. Đặc biệt hơn nữa khi đây là một hiện tƣợng ngôn ngữ “đƣợc biểu thị
xuyên thấm qua nhiều cấp độ ngôn ngữ khác nhau, từ ngữ điệu đến trật tự từ, từ
các phƣơng tiện từ vựng đến các phƣơng tiện ngữ pháp, từ những thành tố thuộc
bậc câu đến các thành tố thuộc bậc trên câu, bậc dƣới câu…Và các ý nghĩa tình
thái nhiều khi đan bện vào nhau làm thành một phổ liên tục, không dễ gì qui
hoạch thành những kiểu loại, những bình diện rõ ràng..” ( Nguyễn Văn Hiệp –
Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ. Tạp chí Ngôn ngữ, số 8 –
2007.)
Tình thái trong ngôn ngữ học phản ánh khá rõ nét văn hóa trong chính ngôn
ngữ của mỗi dân tộc, tình thái bộc lộ rõ nhất trong ngôn ngữ nói, khẩu ngữ sử
dụng hàng ngày. Có thể nói, nắm vững và sử dụng thuần thục hệ thống từ tình
thái, quán ngữ tình thái của ngƣời bản ngữ là chìa khóa để thâm nhập vào cánh
cửa văn hóa mới, tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tất nhiên việc
này đòi hỏi một quá trình cần thiết có nhiều trải nghiệm nhƣng nó cũng là động
lực giúp sinh viên quốc tế có đƣợc “cảm giác” thâm nhập vào sâu hơn nền văn
hóa mới hay đơn thuần chỉ là cảm giác đƣợc thấy mình thực sự “giỏi” hơn, gần
gũi với ngƣời bản ngữ và ngôn ngữ mà mình đang tri nhận. Sử dụng tốt tình thái
chẳng những tạo đƣợc sự hấp dẫn trong câu chuyện mà còn làm cho ngƣời tham
gia cảm giác ngạc nhiên, phấn khích.
Việc hiểu rõ về tình thái, từ tình thái và quán ngữ tình thái cũng giúp ngƣời
nghiên cứu có thể so sánh, mô hình hóa để đƣa ra những cách giải thích dung dị
dễ hiểu hơn đối với một vấn đề còn khá nhiều ý kiến và phức tạp không chỉ với
sinh viên quốc tế học tiếng Việt.
Với nhận thức đó, chúng tui thực hiện đề tài Phƣơng pháp giảng dạy từ tình
thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao với
mong muốn khiêm tốn là có những đóng góp thêm về lí luận và ứng dụng giảng
dạy trong thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về từ và quán ngữ tình thái đã đƣợc một số nhà nghiên cứu quan
tâm đến, từ lí thuyết chung cho đến lí giải một số vấn đề cụ thể… Có thể kể đến
các công trình nghiên cứu của Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp, trƣớc đó một chút là
Đinh Văn Đức, Đỗ Hữu Châu,Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân Hạo.. gần đây có
nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Hà..
Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, tình thái nói chung và từ tình thái,
quán ngữ tình thái nói riêng bắt đầu bƣớc vào giai đoạn mới, đƣợc chú ý hơn
cùng với sự quan tâm hơn đến ngôn ngữ học chức năng và ngữ dụng học.
Từ quan điểm của Jespersen về tình thái, quan điểm hai thành phần cơ hữu
của Bally hay quan điểm của Chomsky, Fillmore…đều có những nét tƣơng đồng
và dị biệt, đó cũng là một lẽ tất nhiên trong công tác nghiên cứu khoa học nhƣng
ngƣợc lại cũng là nguồn động viên cho những ngƣời nghiên cứu mới mạnh dạn
bƣớc vào địa hạt khó khăn này.
Tuy nhiên có một thực tế là chƣa có nhiều công trình đi sâu vào ứng dụng
phƣơng pháp giải thích cách dùng hay giải thích nghĩa trong việc dạy tiếng Việt
nhƣ một ngoại ngữ. Chúng tui sẽ trình bày rõ hơn trong phần cơ sở lí thuyết của
đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Với tính chất là một bộ phận quan trọng thƣờng đƣợc sử dụng trong khẩu
ngữ-ngôn ngữ nói hàng ngày, một bộ phận tự nhiên đối với bất kì ngƣời bản ngữ
nào,việc hiểu và sử dụng tốt chúng là việc mà mỗi sinh viên nƣớc ngoài đều cần
phải và mong muốn đạt đƣợc trong quá trình thụ đắc một ngoại ngữ.
Một là khảo sát những từ tình thái và quán ngữ tình thái thƣờng dùng nhất
trong giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.
Hai là đƣa ra một sự phân biệt tƣơng đối đơn giản giữa từ tình thái và quán
ngữ tình thái thƣờng gặp trong giảng dạy tiếng Việt.
Ba là đƣa ra một cách lí giải hữu hiệu hơn, đơn giản hơn cho từ tình thái và
quán ngữ tình thái trong hành chức, làm rõ giá trị cũng nhƣ tầm quan trọng của
từ và quán ngữ tình thái trong giao tiếp và trong giảng dạy tiếng Việt.
Nghiên cứu từ tình thái và quán ngữ tình thái cũng không ngoài mục đích
giúp sinh viên quốc tế hiểu rõ và dễ dàng hơn trong việc nắm bắt hay sử dụng từ
hay quán ngữ tình thái trong giao tiếp hàng ngày.
Hơn nữa hiểu rõ, hiểu đúng và sử dụng thành thạo từ tình thái, quán ngữ tình
thái giúp sinh viên “xâm nhập” sâu hơn vào văn hóa cũng nhƣ ngôn ngữ trong
quá trình thụ đắc, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng khẩu ngữ trong giao tiếp.
Thiết nghĩ, ngày nay, việc ứng dụng lí luận ngôn ngữ học vào giải quyết
những vấn đề tƣơng đối cụ thể cũng đem lại những hiệu quả nhất định trong đổi khi chúng đƣợc dùng để nói về một đối tƣợng khác. Dễ dàng bắt gặp những câu
nhƣ:
- Học sinh lớp này toàn trốn học đi chơi
- Chị ấy toàn thích nói tiếng Anh
Trong những trƣờng hợp khác phức tạp hơn, chúng ta so sánh hai ví dụ sau
- tui toàn đƣợc bố mẹ đƣa đi đón về (1)
- Anh ấy toàn đƣợc bố mẹ đƣa đi đón về (2)
Ở (1) chúng ta thấy ý của câu nói có thể là “khoe” một sự quan tâm nào đó
của bố mẹ với mình hay một sự tự hào nào đó về cái mình đƣợc thụ hƣởng.
Trong ví dụ này còn có từ được với cách dùng biểu thị một nét nghĩa “tốt” “tích
cực” làm rõ thêm ý nghĩa khái quát của toàn bộ phát ngôn. Thế nhƣng sang phát
ngôn (2), chỉ với một thay đổi nhỏ là chủ ngữ không phải là ngôi thứ nhất số ít
mà là ngôi thứ hai số ít, tình hình đã có những khác biệt, xuất hiện nét nghĩa
“tiêu cực”, thậm chí ngay cả khi vẫn còn đầy đủ từ được – một chỉ dấu của nét
nghĩa “thụ hƣởng một cái gì tốt, một sự thuận lợi”. Ở (2) ngoài nét nghĩa cơ bản
nhƣ trong giáo trình là đối tƣợng “anh ấy” luôn luôn đƣợc bố mẹ chăm sóc, còn
xuất hiện thêm hàm ý về một sự so sánh, ganh tị thậm chí là khó chịu. Nét nghĩa
này sẽ không xuất hiện nếu chúng ta thử làm phép thay thế đồng nghĩa, thay toàn
bằng hay:
- Anh ấy toàn đƣợc bố mẹ đƣa đi đón về (2)
- Anh ấy hay đƣợc bố mẹ đƣa đi đón về (3)
Ở (3) mặc dù hay cũng là một từ có tính khẩu ngữ cao và cũng mang ý nghĩa
tƣơng tự là “thƣờng xuyên, luôn luôn” nhƣng phát ngôn gần nhƣ chỉ mang tính
trần thuật.

pM75N1L9Xq4SFUf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status