Sự vận động của các thể loại trong văn học Việt Nam thế kỷ XX - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
Nêu một số vấn đề lý luận về Thể loại văn học. Trình bày sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam trong 50 năm đầu thế kỷ (từ 1900 - 1945), đặc biệt là tiểu thuyết lãng mạn "Tự lực văn đoàn" và tiểu thuyết Hiện thực phê phán. Sự vận động của thơ Việt Nam từ 1900 -1945. Đề tài đã khái quát được những đặc điểm và quy luật vận động của các thể loại trong văn học Việt Nam thế kỷ XX (50 năm đầu thế kỷ). Vận dụng và phát huy được những ưu thế của thi pháp học trong nghiên cứu thể loại : thi pháp tiểu thuyết và thi pháp thơ
MỤC LỤC
Trang

Lời nói đầu..1

Một số vấn đề lý luận về Thể loại văn học..2

Chương 1: Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam trong 50 năm

đầu thế kỷ (từ 1900-1945) 8

1.1. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1900-1930 8

1.2. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 33

1-2.1. Tiểu thuyết lãng mạn "Tự lực văn đoàn"..34

1.2.2. Tiểu thuyết Hiện thực phê phán..51

Chương 2ẻ. Sự vận động của thơ Việt Nam từ 1900-1945 71

2.1. Thơ Việt Nam giai đoạn 1900-1930 71

2.2. Thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945 88

Kết luận ..122

Tài liệu tham khảo..124
LỜI NÓI ĐẦU
Trong đời sống văn học, loại thể là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi nó "phản ánh những khuynh hướng phát triển lâu dài và bền vững của vãn học".

Trong chương trình đào tạo của ngành văn học (kể cả đào tạo đại học và sau đại học), loại thể văn học cũng là một môn học quan trọng. Ngoài chương trình giảng dạy nằm trong giáo trình Cơ sở ỉý luận vãn học, hiện nay ở Khoa Văn đang có một số chuyên đề, chuyên sâu dành cho sinh viên năm thứ 4 và học viên cao học như "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại", "Tiểu thuyết Viột Nam hiện đại", "Kịch Viột Nam hiện đại"... Việc kết hợp những vấn đề lý thuyết và thực tiễn vẫn học sinh động là một yêu cầu luôn luôn mang tính khoa học và cần thiết.

Hơn nữa, hiện nay, việc nghiên cứu lý luận vãn học từ góc độ thể loại như đặc trưng thể loại, thi pháp thể loại... đang cho nhiều kết quả khả quan, đáng tin cây.

Là một giáo viên chuyên trách giảng dạy phần Loại thể văn học (cả chương trình cơ sở và chuyên đề), xuất phát từ những lý do trên chúng tui đã lựa chọn đề tài"Sự vận động của các thể loại trong văn học Việt Nam thế kỷ XX" cho công trình nghiên cứu của mình.

Tuy nhiên, vì nội dung bao quát của đề tài là quá rộng, thời gian cần được khảo sát là quá dài, diện mạo thể loại là rất phong phú, chính vì vậy, để đảm bảo tính tập trung và chặt chẽ của vấn đề, về mặt thời gian, chúng tồi xin giới hạn ở phạm vi 50 năm đầu thế kỷ trong đó diễn ra một bước ngoặt quan trọng nhất đánh dấu tiến trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam - giai đoạn 1930-1945. Về mặt thể loại, chúng tồi chỉ đi sâu khảo sát 2 thể loại lớn, 2 thể loại đóng vai trò chủ chốt trong đời sống văn học Việt Nam - đó là tiểu thuyết và thơ.

Những vấn đề chưa giải quyết được trong công ừình này, nếu được cho phép chúng tui xin trở lại trong một dịp khác thuận lợi hơn.

Cuối cùng, bằng sự khảo sát cụ thể, tỉ mỉ một số thể loại trong 50 năm phát triển của văn học Việt Nam, chúng tui đã tìm và khái quát được những qui luật vận động cũng như những ảnh hưởng to lớn của các thể loại đối với tiến trình hiện đại hoá vãn học dân tộc. Đó là mục đích và cũng là nhiệm vụ chính của chúng tui trong công trình này.
1
MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ THỂ LOẠI VÃN HỌC
1.1. Loại thể vãn học là dạng thức tồn tại cụ thể của tác phẩm văn học. Bất cứ một tác phẩm vãn học nào cũng nằm trong một "khuôn hình" thể loại nhất định: một cuốn tiểu thuyết, một thiên truyện ngắn, một bài thơ, một kịch bản văn học... về phương diện lý thuyết, thể loại thuộc về cách nhận thức, cảm thụ cuộc sống và cách thức tổ chức, cấu tạo tác phẩm. Chính vì vậy, khi phân tích một tác phẩm cụ thể hay nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học, không thể không ghi nhận những tìm tòi, cách tân về mặt thể loại. Hơn nữa, thực tiễn đời sống văn học đã chứng minh rằng: Tiến trình vân động và phát triển của một giai đoạn văn học luôn diễn ra song hành cùng sự vận động và phát triển của các thể loại văn học. Nói một cách khác: sức sống của một giai đoạn văn học được biểu hiện rõ rệt nhất qua diện mạo thể loại. Không phải ngẫu nhiên, M. Bakhtin - nhà thi pháp học nổi tiếng Liên Xô cũ đã khẳng định: "Xét về thực chất, thể loại văn học phản ánh nhũng khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững trong sự phát triển vãn học"^. Tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX không nằm ngoài qui luật đó của sáng tạo nghệ thuật.

1.2. Trong quá trình phát triển lâu dài của văn học, thể loại là một yếu tố mà bên cạnh mặt ổn định, "di truyền", lại luôn có những biến động, đổi thay tạo nên nhiều biến thể vồ cùng phong phú. Cũng theo Bakhtin: "ở thể loại bao giờ cũng bảo lưu những yếu tố cơ sỏ, bất tử. Thật ra cái cơ sở này được bảo lưu ở thể loại chỉ nhờ vào sự đổi mới thường xuyên, có thể nói là nhờ được hiện đại hoá. Thể loại bao giờ cũng vừa là nó, vừa không phải là nó, nó bao giờ cũng vừa cũ kỹ, vừa mới mẻ. Thể loại được tái sinh, được đổi mới qua từng giai đoạn phát triển văn học và qua từng tác phẩm cá biệt của thể loại này. Đây là sự sống của thể loại. Bởi vậy, cái cổ sơ còn được bảo lưu ở thể loại không phải là cái cổ sơ chết cứng mà là cái cổ sơ vĩnh viễn sống động tức là cái cô sơ có nãng lực đổi mới. Thê loại, sống bằng hiên tai, nhưng luôn luôn
r) M. Bakhtin: "Những vấn đề thi pháp Đôxtôiépxki", NXB Giáo dục 1993 tr.101.
2
nhớ đến quá khứ của mình, khởi nguyên của mình. Thể loại - là kẻ thay mặt của ký ức sáng tạo trong quá trình phát triển của vãn học. Chính vì vậy, thể loại có năng lực đảm bảo tính thống nhất và tính liên tục của sự phát triển ấy.

Bởi thế, để hiểu đúng thể loại, phải lần lên ngọn nguồn của nó( \

Về mặt nguyên lý, các thể loại văn học được hình thành, phát triển và biến mất trong quá trình vận động của văn học là hiện tượng phát triển bình thường. Chính cơ sở xã hội, nhu cầu nhận thức, thị hiếu của công chúng văn học là những yếu tố quan trọng sẽ qui định sự phát triển của các thể loại văn học. Đã từng có trong ký ức nhân loại một thời đại nghệ thuật huy hoàng với những tác phẩm anh hùng ca cổ đại HyLa nổi tiếng như Diát và Ôđixê. Những tác phẩm này được ra đời trong những điều kiện của thời kỳ cổ đại và là sản phẩm của một hình thái tư duy nghệ thuật và chịu sự chi phối nặng nề của thế giới quan thần linh. Khi cơ sở vật chất của xã hội phát triển, tư duy nghệ thuật, sự nhận thức của con người về thế giới xung quanh không còn quá hồn nhiên, ngây thơ... cũng có nghĩa là các thể loại anh hùng ca cổ điển đã không còn "đất" để phát triển. Các kiểu mô phỏng về sau như tác phẩm La-Hãng ri ét đều không phù hợp và có phần lạc lõng. K. Mác, khi đề cập đến thành tựu của cái nôi thần thoại Hy Lạp đã khẳng định: Iliát và Ôđixê không thể ra đời bên cạnh bàn in và máy in, hình tượng Asin không thể tồn tại trong thời đại của thuốc súng và đạn chì - Thời đại đã sản sinh ra nền nghệ thuật rực rỡ huy hoàng đó đã vĩnh viễn qua rồi và không bao giờ trở lại... Người đời sau dù hết lòng yêu mến cũng không thể bắt chước, bởi nếu cố tình biến một người đã trưởng thành thành một đứa trẻ thơ thì chỉ là "cưa sừng làm nghé" mà thôi (!). Chính điều này cũng đã giúp chúng ta cắt nghĩa hiện tượng mai một của các tác phẩm trường ca, anh hùng ca cổ đại và sự phục sinh của các tác phẩm trường ca hiện đại trong vãn học Việt Nam.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bẽn canh sự đổi thay, cách tân qua các thời kỳ lịch sử, các thể loại văn học luôn có sự thừa kế, duy trì mật ổn định nối tiếp từ giai đoạn này qua giai đoạn khác - Nói một cách cụ thể: trong tiến trình vân

M. Bakhtin - Sđd, tr.101.
3


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status