xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo qua thị trường Châu Phi - pdf 26

Link tải miễn phí luận văn
CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU GẠO QUA THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

TÓM TẮT (EXECUTIVE SUMMARY):
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 50% dân số tham gia trong lĩnh vực
trồng trọt. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai vựa lúa lớn nhất của
cả nước, sản lượng lúa hàng năm người dân sản xuất ra chiếm hơn 50% sản lượng của
cả nước. Sản lượng sản xuất ra chủ yếu là bán cho thương lái, có những thời điểm
thương lái không mua lúa nên phải phải tạm trữ trong dân cư với thời gian dài lâu, do
khâu bảo quản chưa tốt làm giảm đi phẩm chất gạo, gây tổn thất cho người nông dân
nói riêng và cho cả ngành nông nghiệp nói chung. Đó là vấn đề nóng bổng trong nền
kinh tế của Việt Nam hiện nay, Chính phủ cũng đã đề ra nhiều giải pháp và có nhiều
chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp mua tạm trữ và mở rộng quan hệ tìm kiếm thị
trường xuất khẩu gạo ra thế giới.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa như ngày nay,Việt Nam đang mở rộng quan hệ
quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới ở tất cả các lĩnh vực như: thương
mại, dịch vụ, tài chính...Đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho doanh nghiệp xuất
khẩu gạo của Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài, xây dựng thương hiệu gạo lâu
dài và bền vững.
Trên đây là những lý do thúc đẩy tui chọn đề tài xây dựng chiến lượt xuất khẩu
gạo tại tỉnh Đồng Tháp ra thị trường thế giới.
1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG:
1.1 Giới thiệu sản phẩm:
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu
đứng hàng thứ nhất nhì trên thế giới. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng đất
đồng bằng phù sa, trù phú, đã tạo nên những hạt gạo quê hương thơm ngát, mềm
dẻo với nhiều chủng loại. Đặc biệt, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng,
Bến Tre, Cần Thơ là vùng nguyên liệu vô cùng rộng lớn, có khả năng cung ứng sản
lượng lớn đáp ứng được nhu cầu trên thị trường quốc tế. Bằng chứng là từ những
năm sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam làm một nước nghèo, thiếu lương thực,
phải nhập khẩu gạo. Đến nay Việt Nam đã dần vươn lên từ nước thiếu lương thực
dần dần có thể tự cung tự cấp và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
lớn nhất trong khu vực và trên Thế giới. Kể từ năm 2001, sản lượng gạo tại Việt
Nam đã liên tục tăng và tăng 34% lên 27,4 triệu tấn vào niên vụ 2011-2012.
1.2 Thương hiệu:
Dân gian ta có câu thơ:
“Cần Thơ gạo trắng, nước trong
Ai đi đến đó, lòng không muốn về”
Qua đây, cũng nói lên được phần nào phẩm chất và thương hiệu gạo của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Tuy nhiên, đó
cũng chỉ là những câu thơ mang thương hiệu gạo Việt Nam trong phạm vi của đất
nước chứ chưa vươn ra được thị trường ngoài nước. Do trong những năm qua, có rất
nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo khi thấy thị trường này có
lợi nhuận cao, chưa xây dựng được vùng nguyên liệu, chưa có chính sách phát triển
xuất khẩu lâu dài nên sẵng sàng rời bỏ thị trường khi gặp khó khăn hay không có đủ
khả năng tham gia do điều kiện đáp ứng còn hạn chế. Từ đó, ảnh hưởng đến uy tín và
vị thế của mặt hàng này trên thị trường xuất khẩu trong nhiều năm qua.
Thấy được những khó khăn đó, chính phủ Việt Nam cũng đang có nhiều chính
sách hỗ trợ thương nhân xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo ra thị
trường thế giới.
Một trong những việc làm cụ thể và trước tiên đó là phải xây dựng được uy tín
của doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương đã ban hành “Quy hoạch thương nhân
kinh doanh xuất khẩu gạo“. Theo đó, từ nay đến năm 2015 đảm bảo tối đa 150 đầu
mối, 3 tiêu chí để được cấp Giấy chứng nhận là: Đủ điều kiện kinh doanh theo Nghị
định 109/2010/NĐ-CP: có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện
kinh doanh xuất khẩu gạo phải nằm trên địa bàn các địa phương trong quy hoạch; ưu
tiên thương nhân có vùng nguyên liệu hay thực hiện hợp tác, đặt hàng, liên kết với
hộ nông dân trồng lúa. Điều kiện để dể duy trì Giấy chứng nhận, bao gồm thành tích
xuất khẩu và vùng nguyên liệu, hợp tác, liên kết, đặt hàng với người sản xuất lúa.
Với việc ban hành quy hoạch “Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo” chỉ cấp
phép hoạt động cho những doanh nghiệp có đủ điều kiện về quy hoạch vùng nguyên
liệu, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật. Đó là rào cản để sàn lộc, loại bỏ những doanh
nghiệp chạy theo phong trào làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng gạo trên thị
trường xuất khẩu, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp có điều kiện đủ mạnh có chiến
lượt phát triển lâu dài và bền vững, có đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Đồng thời, thúc đẩy vị thế và uy tín của gạo Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
1.3 Khả năng cung ứng:
Như chúng ta đã biết, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, thúc đẩy quá trình
tìm tòi, học hỏi của người dân đã làm cho năng suất lúa tăng lên đáng kể. Tuy nhiên,
diện tích đất nông nghiệp có thể bị thu hẹp trong thời gian tới do tốc độ đô thị hóa,
nhưng số diện tích đó là không đáng kể so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện
tích Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là xấp xỉ 3.954 triệu hecta, diện tích Đồng
Bằng Sông Hồng (ĐBSH) là 1.251 triệu hecta và diện tích Đồng Bằng Nam Bộ
(ĐBNB) là 2.347 triệu hecta.
1.4 Thị trường gạo Việt Nam:
Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế
giới thông qua việc tham gia các hiệp hội quốc tế như: Khối Asean, WTO... Tham gia
vào các khối liên minh này là tham gia vào thị trường toàn cầu, giúp hàng hóa của ta
có thể được dễ dàng phân phối, xuất khẩu ra ngoài nước, giảm áp lực tồn kho trong
nước, đồng thời mang về một lượng ngoại tệ đáng kể cho ngành xuất khẩu của ta.

jR4ta09xYf9FN3n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status